20/10/2020

Những nữ kiến trúc sư tài năng từng đoạt giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker từ năm 1979

Từ Dame Zaha Hadid đến Yvonne Farrell và Shelley McNamara, 5 nữ kiến trúc sư từng được vinh danh giải thưởng Pritzker đã có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực kiến trúc vốn được ưu ái hơn dành cho nam giới.

Trong suốt 41 năm kể từ khi giải thưởng kiến trúc Pritzker được trao tặng, chỉ có ba nữ kiến trúc sư được vinh danh giải thưởng danh giá này. Người đầu tiên đó là bà Zaha Hadid, được trao giải thưởng vào năm 2004, sau đó là Kazuyo Sejima ( và cộng sự Qyue Nishizawa thuộc công ty kiến trúc SANAA) vào năm 2010, và Carme Pigem ( cùng với cộng sự là Rafael Aranda và Ramon Vilalta của văn phòng kiến trúc RCR) vào năm 2017. Trong năm 2020, giải thưởng Pritzker vinh danh thêm 2 nữ kiến trúc sư nữa đó là Yvonne Farrell và Shelley McNamara, người đồng sáng lập văn phòng kiến trúc Irland – Grafton.

Mặc dù khác biệt về văn hóa và môi trường sống, cả năm người phụ nữ tài ba này đều có những điểm tương đồng trong công việc. Cả năm nữ kiến trúc sư đều thực hiện song song việc hành nghề kiến trúc và tham gia vào lĩnh vực học thuật chuyên sâu với vai trò là các giảng viên tại rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trong nhiều năm. Các thiết kế của họ luôn có tính tương tác với các yếu tố lịch sử, địa hình tự nhiên, phong tục tập quán của cộng đồng, cùng với đó họ luôn đưa vào các bản vẽ sự sáng tạo về tạo hình, vật liệu và kết cấu.

Yvonne Farrell và Shelley McNamara

Yvonne Farrell and Shelley McNamara. (Ảnh: Alice Clancy)

Yvonne Farrell and Shelley McNamara. (Ảnh: Alice Clancy)

Cặp đôi nữ kiến trúc sư đầu tiên vinh danh giải thưởng Pritzker – Yvonne Farrel và Shelley McNamara đã có hơn 40 năm hành nghề cùng nhau. Họ đã thành lập ra văn phòng kiến trúc Grafton vào năm 1978, cùng với ba cộng sự khác, mặc dù sau đó tất cả đều rời đi và chỉ còn duy nhất Farrell và McNamara. Trước đó, cả hai nữ doanh nhân đều nhận được lời mời giảng dạy tại trường đại học Dubin từ năm 1974 đến năm 2006.

Năm 2010, họ giữ chức chủ tịch CLB Kenzo Tange tại khoa thiết kế sau đại học trường Havard và năm 2011 trở thành chủ tịch CLB Louis Kahn tại đại học Yale. Họ đã gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều giáo sư, giảng viên đầu ngành trên khắp thế giới. Bên cạnh giải thưởng Pritzker, Farrell và McNamara còn nhận thêm giải thưởng Biennale di Venezia Silver Lion Award cho hạng mục thiết kế triển lãm vào năm 2012.

Đại học Luigi Bocconi (Milan, Italy 2008). Ảnh: Federico Brunetti

Đại học Luigi Bocconi (Milan, Italy 2008). Ảnh: Federico Brunetti

Bộ đôi nữ kiến trúc sư tài năng hiện làm việc chủ yếu ở văn phòng tại Ireland, bên cạnh các văn phòng ủy quyền tại Ý, Pháp và Peru. Văn phòng kiến trúc Grafton đã thiết kế rất nhiều công trình giáo dục, nhà ở, văn hóa và công trình dân dụng khác. Tất cả thiết kế của cặp đôi tài năng đều được giám khảo các cuộc thi nhận xét là những kiến trúc có tính tương tác tốt với cộng đồng dân cư, vượt qua giá trị công trình đơn thuần và làm cho cuộc sống đô thị trở nên tốt đẹp hơn.

Các công trình nổi bật của văn phòng kiến trúc Grafton Some bao gồm: Viện đô thị Ireland (Ireland,2002), trường học cộng đồng Loreto (Milford, Ireland 2006), Đại học Luigi Bocconi (Milan, Ý 2008), Văn phòng khoa Tài chính đại học Dublin (Dublin, Ireland 2009), Trường đại học Y Limerick (Limerick, Ireland 2012); Đại học UTEC Lima (Lima, Peru,2015); Trường Kinh tế thuộc đại học Toulouse 1 Capitole (Toulouse, Pháp,2019); và Viện Mỏ trường đại học Viễn Thông Pháp (Pháp 2019).

Carme Pigem

Carme Pigem. (Nguồn: Pritzker Architecture Prize)

Carme Pigem. (Nguồn: Pritzker Architecture Prize)

Carme Pigem là nữ kiến trúc sư thứ ba được giải Pritzker, và cũng là “bông hoa” duy nhất trong nhóm ba kiến trúc sư tại văn phòng kiến trúc RCR. Carme Pigem đồng sáng lập RCR tại Olot, Girona, Tây ban Nha chỉ một năm sau khi tốt nghiệp trường đại học Kiến trúc Valles vào năm 1987.

Pigem, Aranda, và Vilata là bộ ba đầu tiên trong danh sách giải thưởng Pritzker. Giống như các nữ kiến trúc sư tại văn phòng kiến trúc Grafton, Pigem và cộng sự của cô ấy đều giảng dạy tại nhiều trường đại học từ năm 1989 đến năm 2001, với các bài giảng chuyên đề về đô thị, kiến trúc cảnh quan và các thiết kế của văn phòng họ. Vào năm 2012, các kiến trúc sư RCR tổ chức một workshop mùa hè tại studio của họ tại Xưởng Barberi.

“Tất cả các thiết kế của họ đều có mối liên kết chặt chẽ với bối cảnh xung quanh. Sự liên kết này đến từ sự thấu hiểu lịch sử, địa chất tự nhiên, văn hóa và trên tất cả đó là sự quan sát và trải nghiệm về ánh sáng, bóng đổ, màu sắc và sự biến đổi kỳ diệu của các mùa trong năm” – nhận xét từ giám khảo cuộc thi năm 2017.

Sant Antoni – Joan Oliver Library, Senior Citizens Center and Cándida Pérez Gardens (Barcelona, Spain 2007). Ảnh: Eugeni Pons

Sant Antoni – Joan Oliver Library, Senior Citizens Center and Cándida Pérez Gardens (Barcelona, Spain 2007). Ảnh: Eugeni Pons

Tác phẩm kiến trúc nổi bật của họ bao gồm: Sân vận động điền kinh Tossols-Basils (Otlo, Girona, Tây Ban Nha 2000), Hầm rượu vang Bell-Loc (Palamos, Girona, Tây Ban Nha 2007), Thư viện San Antoni-Joan Oliver, Nhà dưỡng lão và vường Cándida Pérez (Barcelona, Tây Ban Nha 2007), Xưởng Barberí (Olot, Girona, Tây Ban Nha 2008), Trường mầm non El Petit Comte (Besalú, Girona, Tây Ban Nha 2011) và Bảo tàng Soulages (Rodez, Pháp 2014).

Kazuyo Sejima

Kazuyo Sejima. (Nguồn: Columbia GSAPP (CC BY 2.0) via Wikipedia)

Kazuyo Sejima. (Nguồn: Columbia GSAPP (CC BY 2.0) via Wikipedia)

Sejima, cùng với người bạn cộng sự lâu năm của cô ấy (từ khi cùng làm ở studio đầu tiên , Kazuyo Sejiama & Associates), được vinh danh giải thưởng Pritzker vào năm 2010, trở thành nữ kiến trúc sư thứ hai được trao tặng giải thưởng danh giá này. Bên cạnh việc là một kiến trúc sư thực nghiệm tài năng, Sejima còn là giảng viên tại các trường đại học như đại học Princeton, đại học công nghệ Lausanne, đại học nghệ thuật Tama, và đại học Keio.

Trước khi hành nghề ở văn phòng kiến trúc đầu tiên của mình, Sejima đã làm cho văn phòng kiến trúc Toyo Ito – người được nhận giải Pritzker năm 2013. Sejima là kiến trúc sư nữ đầu tiên được chỉ định là chủ tịch của hội đồng kiến trúc tại triển lãm Venice Biennale 2010.

Sejima và Nishizawa thành lập văn phòng kiến trúc SANAA vào năm 1995 và đã hoàn thành rất nhiều công trình nổi tiếng về mảng giáo dục, văn hóa, dân dụng tại Nhật Bản, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan và Mỹ. “Công trình của Sejima và Nishizawa thường đem lại cảm giác tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế vẻ đẹp công trình thể hiện ở một tổng thể liền mạch, nơi mà các yếu tố vật lý tác động đến giác quan của con người và hài hòa với cảnh quan cũng như các hoạt động trong công trình” – Trích lời giám khảo giải thưởng năm 2017.

The Rolex Learning Center, Ecole Polytechnique Federale (Lausanne, Switzerland 2009). (Ảnh: Hisao Suzuki)

The Rolex Learning Center, Ecole Polytechnique Federale (Lausanne, Switzerland 2009). (Ảnh: Hisao Suzuki)

Các công trình kiến trúc nổi tiếng của cặp đôi kiến trúc sư bao gồm: O-Museum (Lida, Nagano, Nhật Bản, 1999), Bảo tàng nghệ thuật đương đại thế kỷ 21 (Kanazawa, Ishikawa, Nhật Bản 2004), Trường Quản lý và Thiết Kế Zollverein (Essen, Đức, 2006), Bảo tàng kính, Bảo tàng nghệ thuật (Toledo, Ohio 2006), Bảo tàng nghệ thuật đương đại mới (New York 2007) và Trung tâm Rolex, (Lausanne, Thuy Sĩ 2009).

Zaha Hadid

Zaha Hadid (Nguồn: Mary McCatney courtesy of RIBA)

Zaha Hadid (Nguồn: Mary McCatney courtesy of RIBA)

Nữ kiến trúc sư đầu tiên xuất hiện trong danh sách giải thưởng Pritzker danh giá vào năm 2014 là Dame Zaha Hadid. Sự chiến thắng của bà đã tạo nên một dấu mốc trong lịch sử kiến trúc, ghi danh vào giải thưởng mà trong suốt 26 năm chỉ có các nam kiến trúc sư được vinh danh. Kiến trúc sư người Anh gốc Iraqi thành lập văn phòng kiến trúc của riêng mình Zaha Hadid Architects tại London vào năm 1980 sau khi hành nghề tại văn phòng kiến trúc Metropolitan.

Giống với bốn nữ kiến trúc sư giành giải Pritzker khác, Hadid giảng dạy tại Hiệp hội Kiến trúc với Rem Koolhas và Elia Zenghelis đến năm 1987. Cô còn giữ vai trò chủ tịch và giáo sư khách mời tại các trường đại học trên khắp thế giới

Giám khảo giải thưởng Pritzker năm 2004, Lord Rothschild đã nói: “Con đường sự nghiệp của Hadid luôn song song công việc hành nghề thực tiễn và giảng dạy học thuật, cô ấy đã chứng minh được tình yêu nghề và lòng nhiệt huyết với công việc. Nữ kiến trúc sư luôn luôn tìm những sáng kiến mới, từ việc phân tích các yếu tố xung quanh công trình, kết hợp với công nghệ tiên tiến, để tạo nên sự đa dạng trong ngôn ngữ hình học của thiết kế.”

 

Trạm cứu hỏa Vitra (Weil am Rhein, Germany 1993). (Nguồn: Pritzker Priz)

Trạm cứu hỏa Vitra (Weil am Rhein, Germany 1993). (Nguồn: Pritzker Priz)

Những tác phẩm ấn tưởng của Zaha Hadid Architects bao gồm Trạm cứu hỏa Vitra (Weil am Rheim, Đức 1993), LFone Landesgartenschau (Weil am Rheim, Đức 1999), Trạm đỗ xe và Ga Hoenheim North (Strasbourg, Pháp 2001), Bergisel Ski Jump (Innsbruck, Áo 2002), Trung tâm nghệ thuật The Richard và Lois Rosenthal (Cincinnati, Ohio 2003), Trung tâm khoa học Phaeno (Wolfsburg, Đức 2005), Không gian triển lãm trên cầu Zaragoza (Zaragoza, Tây Ban Nha 2008); Trung tâm thể thao dưới nước London (London, Anh quốc 2011) và Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev (Baku, Azerbaijan,2012).

Ngọc Ánh/Kiến Việt