Muốn làm Kiến trúc sư, phải bắt đầu từ đâu ?
Trên trang tin Life of an Architect (Cuộc sống của một 1 kiến trúc sư), câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là : Tôi muốn làm một kiến trúc sư, vậy phải bắt đầu từ đâu ?
Câu hỏi đến từ rất nhiều người khác nhau, hầu hết là còn rất trẻ, học sinh phổ thông trung học, thậm chí là cơ sở, tuy nhiên câu trả lời thì đều giống nhau. Thông qua bài viết này, TCKT.VN giới thiệu tới độc giả bài viết của Bob Borson về những lời khuyên cho những ai đang tự đặt câu hỏi phải bắt đầu từ đâu khi muốn trở thành Kiến trúc sư.
• Bạn có nên tập trung vào Toán không?
Hầu hết mọi người đều nghĩ trở thành một kiến trúc sư là phải làm gì đó liên quan đến toán. Thực tế không như vậy, tôi thường nói với mọi người rằng thiếu hụt kĩ năng toán học cũng không thể tách họ ra khỏi việc theo đuổi giấc mơ trở thành kiến trúc sư. Toán học là một công cụ cần thiết đối với một kiến trúc sư nhưng phần toán khó nhất mà tôi phải làm là những gì tôi học ở tiểu học. Cộng, trừ, nhân chia…đó là tất cả, Tôi có thể sáng tạo và làm việc với hình học và đại số pha trộn thêm vào đó, nhưng nhìn chung, tôi tránh làm điều đó nếu có thể.
• Thế còn vẽ thì sao?
Không biết vẽ ? Tôi không chắc điều này còn là một vấn đề lớn ngày nay không vìcó vẻ là nhiều kiến trúc sư trẻ mới tốt nghiệp không thực sư biết vẽ thế nào (dựa vào những portfolio tôi từng xem). Tôi đã viết rất nhiều về vấn đề tại sao vẽ lại quan trọng, những bài viết được xem là thú vị nhất bao gồm Vẽ kiến trúc: “5 mẹo và kĩ thuật sẽ cải thiện bản vẽ kiến trúc của bạn” – những điều tôi đã học được từ khi mới bắt đầu vẽ và “Vẽ Kiến trúc” – bài viết đề cập đến vai trò của những phong cách vẽ khác nhau trong quá trình thiết kế.
Vẽ là cực kì quan trọng, và đó chắc chắn một điều là bạn phải luyện tập…tuy nhiên đó lại không phải là điều quan trọng nhất.
• Vậy thì hẳn là kĩ năng trình bày ?
Kĩ năng trình bày quan trọng hơn nhiều so với những gì mà mọi người ở trường nhận ra. Nếu có thể, tôi đã bổ sung thêm vào chương trình học của tôi ở trường trung học với một vài môn về chủ đề này. May mắn thay, tôi cũng có chút khả năng trong lĩnh vực này. Khi phải đứng trong một căn phòng trước toàn người lạ, tôi e ngại khi là người kế tiếp nhưng lại không xem đó là một chướng ngại trên đường. Nó cũng không gây ra điều gì tổn hại trong vài năm qua, tôi đã từng buổi thuyết trình tại nhiều hoạt động vòng quanh nước Mỹ và trở nên miễn nhiễm với những sự e ngại. Các KTS có thể tham khảo thêm về kinh nghiệm thuyết trình trong bài “Kĩ năng thuyết trình: Mẹo và kĩ thuật“. Tôi tin với một vài điều chỉnh nho nhỏ, hầu hết mọi người đều sẽ trở nên thành thục hơn khi trình bày.
Vì vậy, kỹ năng thuyết trình là cực kì quan trọng…nhưng đó cũng không phải là tất cả.
Nếu không phải toán hoặc vẽ, và cũng chẳng phải là kĩ năng thuyết trình, vậy đó là điều gì ?
Chính xác thì những con người đam mê muốn trở thành kiến trúc sư phải bắt đầu từ đâu ?
Câu trả lời đơn giản và rõ ràng đến giật mình : Kĩ năng quan trọng nhất nếu quan tâm đến việc trở thành kiến trúc sư là khả năng quan sát thế giới xung quanh và sau đó trở nên có khả năng thấu hiểu, khớp nối những điều mà bản thân thích. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại là một trong số những điều quan trọng nhất mà một nhà thiết kế trẻ có thể hình dung ra…và điều này không thể cải thiện mà không mất thời gian, vậy thì tại sao lại không bắt đầu từ ngay bây giờ??
Sự khác biệt giữa làm điều tốt và làm điều vĩ đại không phải là do kĩ năng thiết kế, đó là khả năng của KTS để tạo ra mối liên hệ mang tính cá nhân với khách hàng, giải quyết xuyên suốt vấn đề bằng các điều kiện tương tự ngoại suy, chuẩn hóa toàn bộ quá trình và sau đó hiểu rõ tại sao một vài giải pháp thành công trong khi những cái khác thì không. Điều cuối cùng thường bị các nhà thiết kế trẻ bỏ qua, không phải vì do sự bất cẩn, mà đơn giản là do mức độ kinh nghiệm, có khả năng hiểu được tại sao bạn đã làm điều gì cho phép nhân đôi thành công mà không phải lặp lại giải pháp.
Điều đó không bao giờ là rõ ràng đối với tôi, đương nhiên không phải khi đang học ở trường Trung học hoặc Cao đẳng, rằng tôi nên nghĩ về khả năng thấu hiểu tại sao tôi thích hoặc không thích điều gì. Tôi có thể nhớ chính xác khi tôi còn ở trường kiến trúc tôi nghĩ tôi nên làm điều này hoặc điều kia với một thiết kế “đơn giản vì trông nó tuyệt vời“. Trong khi có thể thực tế là tuyệt vời, là chủ quan đối với một cá nhân đang thực hiện việc đánh giá. Có điều rất dễ hiểu là chỉ bởi vì tôi thích điều gì, không có nghĩa mọi người sẽ thích, cái này thì cần phải có kiến thức và sự hiểu biết. Nếu bạn không thể lý giải lại tại sao cái này tốt hơn, có lẽ bạn nên thử và tạo ra trong đồ án của bạn.
Quan điểm của tôi có thể hay hơn của bạn và đáng để tham khảo vì ít nhất tôi luôn thống nhất trong lối suy nghĩ. Hy vọng bài viết này hữu dụng với bạn. Chúc một tuần vui vẻ !
—–
• Dịch: BM Lý thuyết và lịch sử kiến trúc
• Biên tập: Andu – Tạp chí Kiến trúc TCKT.VN