Các giải pháp và ứng dụng cho Đô thị thông minh
Khái niệm đô thị thông minh được mô tả trên wikipedia “là sự kết hợp của công nghệ thông tin (ICT) và mạng kết nối internet vạn vật (Internet of Things) theo cách an toàn nhằm quản lý các thành phần của đô thị”. Các thành phần này bao gồm hệ thống thông tin, trường học, thư viện, giao thông, bệnh viện, mạng lưới điện, cấp thoát nước, quản lý rác thải và các dịch vụ cộng đồng khác của đô thị.
Việc phát triển các đô thị thông minh nhằm giải quyết các bài toán phát sinh khi dân cư tiếp tục đổ dồn về các thành phố, tạo nên ngày càng nhiều các thành phố lớn. Hiện nay 54% dân số trên thế giới đang sinh sống tại các đô thị, dự báo tỷ lệ này sẽ tăng lên 60% vào năm 2030. Năm 2016, có 1,7 tỷ người (chiếm 23% dân số) sinh sống ở các thành phố trên 1 triệu dân, đến năm 2030, con số này sẽ là 2,3 tỷ người (27% dân số). Đặc biệt 730 triệu người sống trong các thành phố trên 10 triệu dân, khi mà một lượng lớn dân cư sinh sống tập trung như vậy thì các giải pháp, phương án triển khai truyền thống không còn phát huy hiệu quả. Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự phát triển của mạng internet và IoT đã góp phần đưa ra những giải pháp mới để giải quyết các bài toán đó.
Tăng dân số đô thị nhanh chóng rất cần các giải pháp quản lý đô thị thông minh trên nền tảng số hóa đô thị.
Về cơ bản, mục tiêu của đô thị thông minh là nhằm hướng tới nâng cao chất lượng sống của người dân, trong khi đối mặt với sự gia tăng đô thị hóa. Để thực hiện được điều đó, một số giải pháp cho đô thị thông minh tập trung vào tối ưu nguồn tài nguyên của thành phố (điện, nước, giao thông…) nhằm sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Một số ứng dụng giúp thành phố thông minh đã triển khai tại các thành phố lớn trên thế giới bao gồm: Hệ thống chiếu sáng đô thị thông minh – đây là ứng dụng thành phố thông minh thường được trích dẫn nhiều nhất do sự tăng trưởng ấn tượng của nó và lợi ích kinh doanh rõ ràng. Các ứng dụng mới còn biến mỗi cột đènđường phố thông minh thành một trung tâm truyền thông (cung cấp quảng cáo, chỉ dẫn và wifi…).
Cột đèn thông minh.
Bãi đậu xe thông minh – trọng tâm ban đầu của giải pháp này là giảm tắc nghẽn nhưng nó chỉ đem lại hiệu quả rõ rệt ở một số ít thành phố. Ứng dụng này giờ đây tập trung vào việc tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân đồng thời khuyến khích người dân thay đổi hành vi.
Theo dõi môi trường – các trạm giám sát về ô nhiễm hoặc điều kiện thời tiết trước đây thường không thể giám sát theo thời gian thực. Với các hệ thống mới, các thành phố có thể giám sát môi trường với nhiều điểm lấy mẫu và trong thời gian thực. Điều này giúp xác định nguồn gốc tiềm ẩn, nhờ đó có thể được xử lý nhanh chóng và hiệu quả, cũng như cung cấp dữ liệu quý báu cho việc lập kế hoạch.
Trạm cung cấp thông tin- được hỗ trợ bởi iBeacon của Apple và Eddystone của Google, nhiều nơitrong thành phố trở thành cổng thông tin định vị. Các dịch vụ mới cho phép người dùng nhận được thông tin giao thông thời gian thực hoặc các ưu đãi đặc biệt từ các doanh nghiệp địa phương.
An ninh – trung tâm thành phố có những điểm nguy hiểm nhất là về đêm. Các hệ thống thông minh có thể sẽ tương tác với người dân bằng cách tăng mức độ ánh sáng hoặc đơn giản báo cho họ biết rằng sự hiện diện của họ tại bến xe buýt đã được ghi nhận.
Ứng dụng tìm đường thông minh.
Tìm đường thông minh – chúng ta có thể thấy ngày càng có thêm các hệ thống sử dụng dữ liệu mở của thành phố để tính toán các phương án di chuyển từ A đến B. Các hệ thống nàydần trở nên phức tạp hơn, khi tính đến cả sở thích cá nhân như chi phí di chuyển haylượng khí thải CO2.
Chia sẻ phương tiện giao thông – Sự xuất hiện của các chương trình chia sẻ xe đạp mới cho phép mọi người chia sẻ quyền sử dụngvới những chiếc xe đạp tốt hơn, không cần thiết phải gắn với một số trạm giữ xe đạp đắt tiền. Ô tô điện ngày càng phát triển và điều này sẽ là chìa khóa thúc đẩy việc chia sẻ xe rộng rãi ở thành phố hiện đại.
Thùng rác thông minh với cảm biến.
Thùng rác thông minh – ứng dụng này mở ra một loạt các cơ hội mới mà cảm biến thông minh cho phép các thành phố phân tích và tối ưu hóa cách triển khai dịch vụ.
Việt Nam đã có trên 20 tỉnh, thành phố có kế hoạch triển khai các giải pháp đô thị thông minh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình TP Hồ Chí Minh đang đưa giải pháp đậu xe thông minh vào thực tiễn. TP Hồ Chí Minh ưu tiên triển khai 10 lĩnh vực then chốt khi xây dựng đề án Đô thị thông minh là giáo dục, y tế, giao thông, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, cải cách hành chính, chỉnh trang đô thị, nguồn nhân lực, môi trường… Có nhiều Hội thảo do Học viện cán bộ Quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức và các chuyên gia đã chỉ ra 5 nội dung cần triển khai trong quá trình xây dựng đô thị thông minh. Đó là: Cung cấp thông tin cơ bản cho người dân; Tạo lập môi trường kết nối: Kiến tạo các Cơ sở dữ liệu dùng chung: Xây dựng các cơ chế phân tích thông minh, tự động; Cung cấp các thiết bị để người dân tiếp cận với thông tin dễ dàng.
Bản đồ quy hoạch với đầy đủ thông tin hạ tầng (điện, nước…)
Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng và hạ tầng kỹ thuật cũng được nhiều tỉnh, thành phố quan tâm, và đang xem xét giải pháp số hóa của Tpizi để triển khai. Với Tpizi.com, đây là một giải pháp mới, có nhiều ưu điểm khi xây dựng một nền tảng mà cơ quan quản lí nhà nước, doanh nghiệp bất động sản ứng dụng để quản lý công việc – kinh doanh và cộng đồng dân cư đều có thể tương tác, nhờ đó nâng cao hiệu suất xử lý và nhanh chóng cập nhật thông tin.
Việt Phương/BXD