Kiến trúc mở cho sinh viên hội nhập quốc tế
Làm thế nào để kiến trúc một trường đại học tại Việt Nam, tự nó, đóng góp vào quá trình hình thành phẩm chất cho sinh viên hội nhập quốc tế? Một trong 10 hãng kiến trúc lớn nhất thế giới đã tìm thấy giải pháp bằng cách thấu hiểu sứ mệnh giáo dục của trường đại học này.
DP Architects Pte Ltd., có trụ sở tại Singapoe, là hãng kiến trúc nằm trong tốp 10 nhà tư vấn thiết kế lớn nhất thế giới đã phải đáp ứng tầm nhìn đậm màu sắc chủ nghĩa lãng mạn của nhà đầu tư: tòa nhà thế kỷ này phải tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành phong cách sống văn minh, hiện đại ngang tầm quốc tế cho sinh viên.
Ngày 15.4.2017, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo GS-TS Phùng Xuân Nhạ, trong chuyến công tác phía Nam đã ghé thăm, tham dự “Lễ cất nóc” công trình này, tại Đại học quốc tế Hồng Bàng (HBU). Rất có thể đó là một trong những công trình trường đại học cao nhất (25 tầng và tầng hầm) tại Việt Nam đến thời điểm này.
Thế nào là đẳng cấp quốc tế trong giáo dục đại học? Ở khía cạnh kiến trúc, DP Architects Pte Ltd., vốn giàu kinh nghiệm trong kiến trúc đại học, đã khai thác triệt để đặc tính khai phóng của các nền đại học tiên tiến. Theo đó, đặc tính này đòi hỏi kiến trúc phải cung cấp vô tận tính cơ hội gia tăng giao tiếp, tính cởi mở và tinh thần minh bạch.
18 tầng dành cho giảng đường, tại các “thánh địa” học tập này các kiến trúc sư đã cung cấp vô số các “interactive corner”, đứng quanh các cột trụ, ngồi quanh các băng ghế vòng, bên nhau dọc theo các hành làng, đáp ứng – thậm chí thúc đẩy – dòng giao tiếp học thuật và làm giàu có mối quan hệ liên nhân vị (interpersonal). Đây là những điều kiện cần để hình thành phẩm chất “yêu mến sự hiểu biết” – như nguyên nghĩa của từ “sinh viên” – phổ biến trên thế giới.
Trong khi đó, tại vùng các vùng chức năng gồm khu vực học bộ (quản lý giao tiếp giữa các nhà điều hành và sinh viên), khu vực sảnh tiếp tân (quản lý giao tiếp với bên ngoài), kiến trúc sư đã dùng nhiều kiến trúc minh bạch như kính trong suốt, cửa lấy ánh sáng và gió. “Hình thức và công năng phải là một, hài hòa trong sự hợp nhất tuyệt diệu”, kiến trúc sư nổi tiếng Frank Lloyd Wright từng nói. Không gian được mở ra, sinh viên, giảng viên và người hoạt động trong trường không còn sự ngăn cách e dè. Khái niệm “văn phòng mở” không mới trên thế giới nhưng vẫn chưa hẳn phổ biến tại học đường trong nước.
DP Architets cũng dành cả tầng 6 làm foodcourt, tầng thượng làm skybar nhìn tận chân trời, tăng cường tính trao đổi, cởi mở hoặc giao tiếp nhóm, nuôi dưỡng liên tục và rộng khắp tinh thần trò chuyện thân thái. Đó là phong cách sống thường gặp tại các campus đại học trên thế giới.
Giao tiếp với chính bản thân thì sao? Đó là một nhu cầu đời sống tinh thần đặc biệt, các kiến trúc sư đã đáp ứng yêu cầu đầy tính lãng mạn này của NHG bằng cách tạo ra nhiều tự do lựa chọn. Tùy tâm trạng, người dùng có thể chọn khu vực thể thao đa năng, khu tập gym và tái tạo, phòng xả stress sôi động, mạnh mẽ; hoặc ra khu vực “Ban công Romeo và Juliet” cổ điển, thơ mộng dưới bóng cây ngồi chơi; hoặc “ẩn trốn” vào thư viện với quầy lưu niệm, tủ sách gắn với ghế ngồi và đầy sofa mềm quanh bàn trà với bàn cà phê.
Công trình “Con tàu tri thức” của Đại học quốc tế Hồng Bàng (HBU), kinh phí 700 tỉ đồng, tại 215 Điện Biên Phủ, phường 25, Q.Bình Thạnh, cửa ngõ TP.HCM, thậm chí còn có khái niệm “phòng học nhóm”, “cà phê học tập”, có thể xa xỉ tại Việt Nam nhưng thật ra rất phổ biến tại các đại học hàng đầu trên thế giới. “Đại lộ xanh”, bao gồm hàng hiên dài và đường đi xanh mướt lại là một nơi thong thả nhất trong công trình đồ sộ này.
Chủ đầu tư và các kiến trúc sư tin rằng sống trong và sống với kiến trúc 5 sao, sinh viên và giảng viên sẽ kiến tạo nên lối sống tương ứng.
Bông Mai/Thanhnien.vn