28/12/2016

Ý tưởng thiết kế Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh từ hơi thở của Đất

Dựa trên nguyên tắc Think outside the box, Đào Duy Tùng – chàng SV năm cuối khoa Kiến trúc trường ĐH Xây Dựng (Hà Nội) đã nghĩ tới việc kết hợp không gian nhà hát đề bài đưa ra cùng văn hóa đặc trưng của Bắc Ninh để tạo nên 1 bảo tàng sống (living museum) lưu giữu những giá trị nhân văn nhất cho hiện tại quá khứ và tương lai.

Bắc Ninh hiện hiên lên trong mắt người làm thiết kế khi trực tiếp khảo sát địa điểm này bởi những hình ảnh thân thuộc và đậm bản sắc dân tộc. Hình ảnh con đê sông Cầu dài miên man với những đường nét uốn lượn hai bên triền đê cùng những con ngõ nhỏ.

Hình ảnh hiện trạng tại khu vực xây dựng

Tất cả điều bình dị đó hòa trộn lại cùng đường nét kiến trúc dân tộc (cổng đình, mái chùa, hay đơn giản là những chi tiết nghệ thuật cổ). Mọi thứ dường như đều quyện lại với nhau để tạo dựng nên Tinh thần cho làng Viêm Xá (Diềm) – làng thủy tổ quan họ nói riêng và Bắc Ninh nói chung.

Vị trí khu đất đồ án

Ở thế kỉ 21 đầy bộn bề và náo nhiệt nhưng tại nơi đây mọi thứ vẫn giữ lại được dáng vẻ bình dị và thân thuộc như vậy, thực sự là 1 điều đáng trân trọng. Câu hỏi đặt ra cho 20-50 năm nữa rằng: Bắc Ninh liệu còn giữ lại được giá trị nguyên sơ của mình? Có trở  thành một mô típ của các thành phố phát triển như Hà nội hay Hồ Chí Minh hay không?

Tất cả mọi vấn đề đều cần một hơi thở mới êm đềm và nhẹ nhàng mà đồ án này gửi gắm tới người xem.

Phân tích hiện trang đồ án

Theo quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, khu  vực này bao gồm các chức năng về mặt: Di tích lịch sử, hành chính vùng, khu đô thị mới, khu đô thị cũ. Đây là biểu hiện của việc giao thoa giữa các tính chất đô thị . Không gian thiết kế chú trọng tới tính chất của các mảng đô thị theo chuỗi thời gian : Quá khứ, hiện tại, tương lai.

Đánh giá khu đất và ý tưởng thiết kế

 

Xét về văn hóa quan họ là 1 lối văn hóa mang tính chất nội tâm sâu lắng. Điều đó được thể hiện đặc biệt rõ ràng qua từng câu hát, làn điệu dân ca quan họ và cách mà người dân chơi quan họ: trên bến dưới thuyền, trong sân đình, trên đồi. Nhìn thấy nhau nhưng không chạm tới nhau, một lối văn hóa thanh tao và đậm đà bản sắc Kinh Bắc.

Phương án tổng mặt bằng nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh

Người thiết kế muốn thể hiện được tinh thần của nhà hát quan họ Bắc Ninh ngay từ cái nhìn đầu tiên với hình thức của 1 khu tổ hợp. Một hình thức nhìn từ bên ngoài là vô định hình (thảm cỏ công viên trên mái) nhưng bên trong là các công trình hữu hình (nhà hát và các không gian sinh hoạt văn hóa) . Điều gửi gắm phù hợp với quy hoạch trong tương lai khi các khu đất tiếp giáp đều được tổ chức thành công viên giải trí và sinh hoạt, một lá phổi xanh cho đô thị tương lai.

Bản đồ phân khu chức năng các không gian trong nhà hát và mô hình minh họa

Xuất phát từ quy hoạch hiện tại của khu vực. Hệ thống nhà cửa quy hoạch kiểu xương cá tiếp nối trong khu dân cư cùng nồng độ đậm đặc các công trình văn hóa xung quanh khu đất đưa tới việc tiếp nối các con ngõ nhỏ từ khu dân cư làm thành các đường nét cắt xẻ khu đất để tạo nên 1 hình thái chung cho công trình.

Định hướng phát triển các khu vực chức năng trong nhà hát

Đồ án chính là sự kết tinh giữa tư tưởng nội tại của người dân việt nam – là âm hưởng của thời đại của Hiện tại quá khứ và tương lai giao thoa vào nhau để tạo nên 1 công trình mang dấu ấn và trường tồn cho tới mai sau.

Mặt cắt công trình

 

Phối cảnh tổng thể công trình

Hình ảnh công trình là sự thể hiện qua 1 phép nhân hóa: Mẹ trái đát đang vươn mình lên để thở và  tỏa ra những gì tinh túy và sâu sắc cho Bắc Ninh- vùng đất nghìn năm văn hóa với hơi thở trường tồn của dân ca quan họ.

Xem đầy đủ hình ảnh đồ án tại đây:

Đồ án Thiết kế nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh của sinh viên Đào Duy Tùng – Khoa Kiến trúc & Quy hoạch trường ĐH Xây Dựng (Hà Nội) là một trong số những bài dự thi cuộc thi Kiến trúc Xanh – SPEC GO GREEN 2016 (hạng mục Sinh viên)

Theo Kiến Việt