05/06/2015

Xây đảo lấn biển, cứu cánh hay nguy cơ?

Từ đây cho đến năm 2050, 70% dân số thế giới sẽ sống trong các vùng đô thị vì 3/4 các thành phố lớn nhất tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển…

Từ đây cho đến năm 2050, 70% dân số thế giới sẽ sống trong các vùng đô thị vì 3/4 các thành phố lớn nhất tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển, trong khi đó, mực nước biển đang dâng lên. Theo tính toán của Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC), trong suốt thế kỷ 21, mực nước sẽ dâng lên thêm 1 mét. Nếu như chúng ta không làm gì hết, từ đây đến năm 2050, các tổn thất gây ra cho các khu dân cư và cơ sở hạ tầng tại các thành phố duyên hải lớn sẽ lên đến 750 tỷ euro. Tình thế khiến nhiều quốc gia nghĩ đến việc xây đảo trên biển.

10

Hà Lan là nước có nhiều công trình xây dựng lấn biển nhất trên thế giới. Tổng cộng 3.500 công trình lấn biển và các thành phố được xây dựng dọc theo các con kênh. Do đó, việc thích ứng và chống chọi được với các đợt thủy triều và ngập lụt gần như là một hoạt động lâu đời.

11

Tại Trung Quốc cũng đã đặt hàng Văn phòng thiết kế ATDesign của Anh quốc thiết kế một khu phố sinh thái diện tích 10km², được xây trên những hộp bê tông nổi. Dự án bao gồm hai cầu cảng: một dành cho các du thuyền và một dành cho các thương thuyền.

14

Còn tại quần đảo Kiribati, một đảo quốc nhỏ chỉ có 110.000 cư dân, nằm trên Thái Bình Dương cũng đã nhắc đến xây một “đảo nổi” dành cho những người tỵ nạn do thảm họa môi trường. Hiện có hai dự án đang được nghiên cứu. Dự án thứ nhất bao gồm toàn bộ 3 đảo nhỏ được phủ thảm thực vật, nông nghiệp, có chứa một khu dân cư khổng lồ. Dự án thứ hai: Thiết kế đảo nổi có tên gọi là Lilypad. Dự án bao gồm nhiều chung cư có sân vườn, được trang bị bằng tấm pin năng lượng mặt trời hay bằng những tuốc bin nước. Công trình này có thể chứa đến 30.000 người.

Theo Báo Sức khỏe Đời sống