24/06/2015

Vật liệu cách nhiệt sinh học vượt trội so với vật liệu gốc dầu

Các nhà khoa học đang trồng các loại hạt giống thuộc nhóm vật liệu sinh học dùng để cách nhiệt cho các tòa nhà, với hi vọng, sản xuất ra những loại vật liệu bền vững, giúp tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. 

Như chúng ta đều biết, vào mùa đông nhiệt độ trong nhà rất thấp, mùa hè ngột ngạt và oi nóng, tiêu tốn rất nhiều năng lượng để làm ấm cũng như làm lạnh không khí trong nhà. Chìa khóa để tiết kiệm chi phí dành cho năng lượng đó chính là những vật liệu cách nhiệt tốt hơn.

Hiện nay, một thế hệ mới những vật liệu cách nhiệt có nguồn gốc từ sinh học đã và đang được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm cũng như đưa vào sử dụng trên thị trường.

ISOBIO2

Nhiều người hoài nghi sẽ tự hỏi làm thế nào những vật liệu sinh học này cạnh tranh được với những vật liệu truyền thống. Đầu tiên, vật liệu sinh học như đất sét và chất thải thực vật thân thiện môi trường hơn so với các vật liệu truyền thống. Thật vậy, vật liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, như polystyrene, cần các chi phí như chi phí khai thác dầu khí, sản xuất, vận chuyển và xử lý.

Bằng việc sử dụng chất thải thực vật có nguồn gốc địa phương, có thể giảm được 1/2 mức năng lượng cần thiết tham gia vào việc sản xuất tấm cách nhiệt. Chất thải thực vật còn có thể giữ CO2 bên trong vật liệu cách nhiệt, giảm lượng khí thải carbon ra môi trường.

Nhận thức về những lợi ích của vật liệu sinh học, một dự án nghiên cứu tại châu Âu, được gọi là ISOBIO, được xây dựng với mục tiêu tập trung vào việc phát triển các giải pháp cách nhiệt dựa trên cốt liệu sinh học – như rơm rạ hoặc đất sét.

Các đặc tính hút ẩm của vật liệu cách nhiệt sinh học giúp chúng có thể hấp thụ và lưu giữ độ ẩm từ không khí xung quanh, điều này giúp thay đổi độ ẩm tương đối trong môi trường, giảm thiểu rủi ro từ các chất ô nhiễm phổ biến như vi khuẩn, virus, các phản ứng hóa học, dị ứng và nhiễm trùng đường hô hấp, cũng như giảm nhu cầu điều hòa không khí.

Các chuyên gia đã chỉ ra, vật liệu sinh học cũng là một lựa chọn lành mạnh hơn. Các vật liệu cách nhiệt truyền thống sử dụng formaldehyde để kết nối vật liệu, đây là một hóa chất độc hại. Trong khi đó, các chuyên gia đang hy vọng sẽ phát triển các chất kết dính sinh học, như tinh bột và casein, thay vì các sản phẩm có nguồn gốc khoáng sản như vôi.

Tuy nhiên, chi phí là một rào cản lớn để áp dụng rộng rãi các công nghệ mới này. Các tập đoàn nghiên cứu hy vọng sẽ vượt qua trở ngại này bằng cách giảm tổng chi phí dự kiến của vật liệu cách nhiệt lên 15%.

Theo Báo xây dựng