15/07/2021

Vai trò của sơn lót đối với bề mặt các công trình xây dựng

Sơn lót có vai trò cực kỳ quan trọng để tạo ra một bề mặt sơn láng mịn, hoàn hảo nhất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chúng ta vẫn vô tình bỏ qua lớp sơn này và khiến cho lớp sơn phủ, sơn màu không được đẹp như mong đợi.

Sơn lót là gì?

Sơn lót (primer) là lớp sơn với công thức riêng biệt, được phủ lên bề mặt vật liệu trước khi tiến hành sơn phủ hoặc sơn màu. Sơn lót giúp bề mặt có độ bám dính tốt, hỗ trợ lớp sơn chuyển tiếp bám chặt vào bề mặt vật liệu.

Vì vậy, quá trình sơn lại hay sơn mới tường, sơn lót là bước không nên bỏ qua.

Công dụng của lớp sơn lót

Sơn lót là bước không thể bỏ qua trong quá trình sơn để có được bề mặt hoàn hảo

Sơn lót được sử dụng với nhiều công dụng tối ưu:

– Hạn chế hiện tượng bong tróc sơn: Sơn lót đóng vai trò như lớp băng dính hai mặt gắn kết bề mặt với lớp sơn chuyển tiếp. Nhờ đó mà hạn chế hiện tượng bong tróc sơn.

– Nâng cao chất lượng bám dính: Sơn lót có tác dụng kháng kiềm thường xuất hiện trong vôi và xi măng. Bề mặt càng ẩm thì tính kiềm càng cao, dễ gây phá vỡ cấu trúc lớp sơn, khiến lớp sơn phủ bị phấn hóa, loang lổ, nấm mốc hoặc ố vàng. Vì vậy, lớp sơn lót có tác dụng phủ kín bề mặt có tính kiềm, nâng cao chất lượng bám dính cho lớp sơn phủ.

– Kháng khuẩn, chống nấm mốc: Do khí hậu và thời tiết nước ta nồm ẩm, tường thường có độ ẩm cao hoặc bị thấm nước, hiện tượng nấm mốc xuất hiện nhiều và gây mất thẩm mỹ cho bề mặt. Lớp sơn lót có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc và giúp cho cấu trúc sơn phủ luôn được bền đẹp.

– Tạo độ bóng, mịn, đều màu sơn: Lớp sơn lót giúp tăng cường độ dày của lớp sơn, tạo độ bóng, mịn để khi sơn lớp sơn phủ đã có bề mặt ổn định, màu sơn được đẹp và đều màu hơn.

Sơn lót có thật sự cần thiết không?

Sơn lót là bước cần thiết trong quy trình sơn để nâng cao chất lượng sơn và chất lượng bề mặt công trình.

Thực tế cho thấy các công trình sử dụng quy trình sơn lót đúng chuẩn ít khi xảy ra hiện tượng bong tróc hoặc loang màu và bề mặt công trình có độ bền màu rất cao.

Lý do là vì khi lớp sơn lót kết hợp với sơn phủ sẽ tạo thành màng sơn siêu liên kết và dẻo dai, giúp chống lại các tác động tiêu cực của thời tiết như: nắng nóng, nồm ẩm, bụi bẩn… hiệu quả hơn.

Chú ý đặc biệt: Nếu bạn sơn lên một lớp sơn cũ tối màu mà không sử dụng lớp sơn lót rất có thể sẽ gây tốn kém hơn vì phải sử dụng nhiều lớp sơn phủ hoặc sau khi sơn xong không lên màu như mong muốn.

Những câu hỏi thường gặp đối với lớp sơn lót

Sơn lót cần sơn bao nhiêu lớp?

Thông thường, quy trình sơn là tối thiểu phải có một lớp sơn lót. Tuy nhiên bạn cũng có thể sơn 2 lớp sơn lót để đảm bảo hiệu quả cao hơn.

Bả tường rồi có cần sơn lót không

Lớp bả có tác dụng tạo bề mặt tương đối phẳng cho bề mặt tường nhưng như bạn đã tìm hiểu về công dụng của sơn lót, ngoài tác dụng làm lớp nền thì sơn lót còn có tác dụng chống kiềm hóa, kháng khuẩn và chống nấm mốc nên theo quy trình sơn chuẩn bạn nên sử dụng 1 – 2 lớp sơn lót nhé.

Sơn lót bao nhiêu lâu thì sơn phủ?

Lớp sơn lót sẽ khô bề mặt trong 10 phút ở 30oC, thời gian chuyển tiếp là 2 giờ đồng hồ. Thời gian 2 tiếng giúp lớp sơn lót đạt độ ổn định và bám chắc vào bề mặt, đảm bảo lớp sơn hoàn toàn khô trước khi tiến hành sơn bước tiếp theo.

VLXD.org