24/04/2015

Saint-Gobain lựa chọn cho thiết kế xanh & bền vững

ông Olivier de Bayser - Tổng Giám đốc của Saint-Gobain Việt Nam

ông Olivier de Bayser – Tổng Giám đốc của Saint-Gobain Việt Nam

Trung bình mỗi năm tỷ lệ tiêu thụ thạch cao Việt Nam tăng trưởng từ 8 – 10%, con số này được cho là cao trong bối cảnh ngành Xây dựng đang chững lại. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Olivier de Bayser, Tổng Giám đốc của Saint-Gobain Việt Nam, nhân dịp tập đoàn Saint-Gobain tiếp tục đầu tư 65 triệu USD vào một nhà máy mới tại Hải Phòng.

Nội thất công trình với vật liệu tấm chịu va đập

Nội thất công trình với vật liệu tấm chịu va đập

Thạch cao xây dựng được biết đến như một vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, phù hợp xu hướng thiết kế bền vững, và được sử dụng rất rộng rãi tại các nước phát triển. Còn tại Việt Nam thì sao, thưa ông?

Tỷ lệ sử dụng thạch cao tại Việt Nam là 0,5 m2/người, con số này khá khiêm tốn so với các nước khác như Thái Lan cao gấp đôi, tại Hàn Quốc, Nhật Bản cao gấp 7-8 lần, thậm chí tỷ lệ này tại một số nước Châu Âu gấp 20 lần.
Tôi nghĩ mọi người lâu nay vẫn quen sử dụng các vật liệu như gạch nung truyền thống vì nó đã được sử dụng ở Việt Nam hàng trăm năm nay và được hiểu rằng nó đã đáp ứng được các tiêu chuẩn trong xây dựng. Thêm vào đó, những ngộ nhận không đúng về thạch cao như tường thạch cao không an toàn, lắp đặt tốn kém, tường thạch cao không treo được vật nặng, không sử dụng được trong môi trường ẩm… đã trở thành rào cản lớn trong việc phát triển thạch cao tại Việt Nam. Tuy nhiên, với mức tiêu thụ có tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm từ 8 – 10% trong vài năm gần đây cho thấy thạch cao vẫn là vật liệu ngày càng được ưa dùng tại Việt Nam. Chúng tôi dự đoán, thị trường thạch cao sẽ bùng nổ trong vòng năm năm tới.
Vậy để đón đầu xu hướng này, Saint – Gobain sẽ có những kế hoạch gì trong năm 2015 và những năm tiếp theo, thưa ông?
Chúng tôi đã hoàn tất công tác chuẩn bị và đang đợi ngày khởi công xây dựng nhà máy mới tại Thủy Nguyên, Hải Phòng có tổng vốn đầu tư 65 triệu USD, công suất 30 triệu m2/năm, gấp đôi so với công suất của nhà máy hiện hữu của Saint-Gobain tại TP.HCM. Thực ra, nhà máy hiện hữu của chúng tôi chỉ đáp ứng được 15 triệu m2/năm, số còn lại chúng tôi đang phải nhập khẩu. Nhà máy mới sẽ khắc phục tình trạng này và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thạch cao tăng trưởng ngày càng mạnh tại Việt Nam. Theo tính toán trong vòng 10 năm nữa, tỷ lệ sử dụng thạch cao tại Việt Nam sẽ là trên 1m2/người/năm tương đương vào khoảng 100 triệu m2/năm. Nhà máy mới sẽ sản xuất tấm thạch cao theo các tiêu chuẩn Quốc tế như ASTM 1396 và BS EN 520, và TCVN 8256 – tiêu chuẩn được cho là có điều kiện thí nghiệm còn khắc khe hơn cả ASTM và BS EN.
Nghe có vẻ nghịch lý, ông có thể giúp chia sẻ sâu hơn về lý do tại sao ông cho rằng TCVN 8256 còn khắt khe hơn cả các tiêu chuẩn quốc tế khác cho tấm thạch cao như ASTM hay BS EN?
Đúng là như vậy, ở nhiều quốc gia, mọi người tin rằng tiêu chuẩn địa phương có yêu cầu thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế. Đối với TCVN 8256 của Việt Nam cho tấm thạch cao thì hoàn toàn ngược lại. Do điều kiện độ ẩm cao ở Việt Nam, Bộ Xây dựng đã đưa ra bộ tiêu chuẩn TCVN 8256 với điều kiện thử nghiệm thậm chí còn nghiêm ngặt hơn cả các tiêu chuẩn quốc tế khác. Những sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn này sẽ có độ bền uốn tốt hơn, cải thiện khả năng chống cong võng, đặc biệt bền chắc hơn trong điều kiện độ ẩm cao ở Việt Nam. Nói cách khác, Gyproc chính là sản phẩm quốc tế có chất lượng tốt hơn dành cho người tiêu dùng Việt Nam.
 Theo ông, đâu là thách thức lớn nhất cho ngành thạch cao Việt Nam hiện nay?
Thách thức lớn nhất cho chúng tôi là làm sao để thay đổi các quan điểm chưa đúng về thạch cao; làm sao để người sử dụng hiểu hết các lợi ích của thạch cao đem lại. Từ đó, công việc chúng tôi phải làm trong thời gian tới là phổ biến lợi ích của tường thạch cao tới người sử dụng, thuyết phục chủ đầu tư chấp nhận tường thạch cao cho các công trình của họ. Nhiều người vẫn ngạc nhiên khi biết rằng thạch cao có thể làm tường, cảm nhận của họ là tường thạch cao không bền vững, tường thạch cao liệu có treo đồ được không … Nhiều chủ đầu tư hay nhà phát triển nhà ở vẫn nghi ngại khi tư vấn thiết kế đề xuất giải pháp thay tường gạch nội thất bằng tường thạch cao. Một trong những lý do họ nghi ngại là: Liệu công trình của tôi khi sử dụng tường gạch cao có được người dân mua căn hộ chấp nhận hay không?
Tuy vậy, một khảo sát tại 3 chung cư cao cấp ở Hà Nội gồm Tổ hợp Keangnam Landmark Hà Nội, Indochina Plaza Hà Nội, Star Tower Hà Nội, cho thấy người dân phản ứng tích cực sau một thời gian sống trong các căn hộ sử dụng tường thạch cao. Hầu hết các gia đình trả lời rằng, việc họ quyết định mua căn hộ không hề ảnh hưởng từ việc chủ đầu tư sử dụng tường thạch cao cho việc ngăn chia căn hộ mặc dù trước khi mua căn hộ họ có được thông báo trước về vấn đề này. Đáng chú ý, đa số cư dân đều bất ngờ vì những ngộ nhận của họ về tường thạch cao trước đây đều không đúng.
Như vậy, Saint-Gobain sẽ có kế hoạch gì để vượt qua các các rào cản này?
Như bạn biết đấy, thạch cao là một loại vật liệu thân thiện với môi trường, đem lại nhiều giải pháp thiết kế nhờ tính thẩm mỹ, tính linh hoạt, trọng lượng nhẹ và đem đến cho người sử dụng những hiệu quả sử dụng cao như: cách âm, chống cháy, linh hoạt trong thi công tháo ráp. Thạch cao có thể được sử dụng ở những công trình cao cấp 5 sao hoặc có thể cho những căn hộ bình thường. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phổ biến tới người sử dụng về hiệu quả của thạch cao. Đặc biệt, chúng tôi sẽ đồng hành cùng tư vấn thiết kế bằng việc đưa ra hệ thống các giải pháp cho trần và tường thạch cao, đáp ứng theo yêu cầu thiết kế cho từng loại công trình tại Việt Nam. Cụ thể như: giải pháp tường thạch cao ngăn chia căn hộ, tường thạch trong khách sạn, tường thạch cao cho khu vực phòng bếp … Những giải pháp này cũng sẽ được thí nghiệm và chứng nhận về tính năng hệ thống như cách nhiệt, chống cháy, chịu lực, chịu ẩm… do các tổ chức uy tín cấp. Những giải pháp và kết quả chứng nhận tính năng hệ thống này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho kiến trúc sư trong quá trình thiết kế. Chúng tôi tin tưởng thạch cao sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho xu hướng thiết kế xanh và bền vững.
Nhưng theo ông, mọi người đều nghĩ vật liệu thân thiện với môi trường thì đắt đỏ hơn những vật liệu truyền thống. Liệu đây có phải là một rào cản mới mà Saint-Gobain phải vượt qua?
Chi phí hoàn toàn không phải là vấn đề. Một nguyên cứu đã được tiến hành ở Việt Nam bởi Meinhardt – một tập đoàn tư vấn xây dựng quốc tế lớn, đã chứng minh rằng trên một tòa nhà 25 tầng, tổng chi phí của nhà thầu sẽ giảm khoảng 7% nếu tòa nhà ấy thay tường gạch nội thất bằng tường thạch cao. Chi phí giảm là bởi vì họ tiết kiệm được tải trọng công trình, tiết kiệm chi phí nền móng và thời gian thi công hơn so với những vật liệu khác. Với tất cả những ưu điểm vượt trội của thạch cao, từ việc tiết giảm chi phí, tính thẩm mỹ, dễ lắp đặt, tháo dỡ, cách âm, cách nhiệt, chống cháy… Tôi tin đây sẽ là sản phẩm của sự thay đổi, làm nên tương lai của ngành xây dựng Việt Nam.

Tìm hiểu thêm về thạch cao Gyproc tại đây

box