06/07/2017

Ngắm nhìn nhà hát Hamburg

Nếu bạn đang thắc mắc, công trình kiến trúc nào là biểu tượng của thế kỉ 21. The Elbphilharmonie – Nhà hát Hamburg chính là câu trả lời dành cho bạn. Công trình nhà hát này được thi công và thiết kế trong suốt 16 năm trời. Là biểu tượng của thành phố Hamburg, đồng thời cũng là hiện trưng cho sự kết tinh giữa kiến trúc hiện đại và những giá trị xưa cũ.

Công trình nhà hát Humburg đã chính thức mở cửa và đi vào hoạt động sau 16 năm thiết kế và thi công. Kiến trúc sư thiết kế Herzog & de Meuron nói rằng: ” Công trình sẽ trở thành một trong những biểu tượng của kiến trúc đương đại. ”


Nhà hát Hamburg nhìn từ trục đường ven sông. Có một sự tương phản mạnh mẽ giữa hai ngôn ngữ kiến trúc của khối đế và khối kính phía trên, phải chăng đó là một sự ngụ ý ?

Nhà hát Hamburg nhìn từ trục đường ven sông. Có một sự tương phản mạnh mẽ giữa hai ngôn ngữ kiến trúc của khối đế và khối kính phía trên, phải chăng đó là một sự ngụ ý ?

Thông tin công trình:

Thiết kế: Herzog & de Meuron

Địa điểm: Hamburg, Germany

Diện tích xây dựng: 5.745 m2

Năm hoàn thành: 2016


Nhà hát Hamburg nhìn từ trên cao.

Nhà hát Hamburg nhìn từ trên cao.

Công trình Elbphilharmonie được xây dựng phía trên kho tàng Kaispeicher thuộc cảng Hamburg, một địa điểm quen thuộc nhưng không hề đặc sắc với người dân Hamburg. Nhưng kho tàng này vừa trở thành một trung tâm văn hoá, xã hội mới của người dân Hamburg và là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch với sự ra đời của Elbphilharmonie.


Công trình nổi bật với khối kính được đặt lên khối nhà cũ Kaispeicher.

Công trình nổi bật với khối kính được đặt lên khối nhà cũ Kaispeicher.

Với mục đích tạo nên một khán phòng âm nhạc dành cho số đông công chúng, công trình không chỉ được xây dựng với một kiến trúc hấp dẫn mà còn bởi những chắc năng đô thị đa dạng, phong phú. Toà nhà bao gồm một khán phòng, một phòng hoà nhạc giao hưởng, nhà hàng, quán bar và cả một đài quan sát panorama để ngắm nhìn thành phố Hamburg… Những chức năng đa dạng kết hợp trong một tổng thể duy nhất. Và trong tổng thể đó, hai phần của công trình là kho tàng Kaispeicher và khán phòng bằng kính tạo nên sự đối lập mạnh mẽ và thú vị về không gian. Một mặt, kiến trúc lâu đời của kho tàng Kaispeicher tạo nên sự gần gũi, hoà hợp với khu cảng; mặt khác, khối công trình phía trên mang trong mình một vẻ xa hoa, lộng lẫy. Tại nơi giao nhau giữa hai phong cách đó, những không gian công cộng lớn được mở ra ngay sân thượng của kho tàng Kaispeicher, báo hiệu sự chuyển tiếp ở phía trên.


Khu vực sảnh vào của công trình. Những bề mặt vật liệu được sử dụng đồng điệu về mặt ngôn ngữ với mặt đứng công trình.

Khu vực sảnh vào của công trình. Những bề mặt vật liệu được sử dụng đồng điệu về mặt ngôn ngữ với mặt đứng công trình.


Mặt cắt nhà hát Elbphilharmonie. Một hệ thống thang cuốn được thêm vào khối nhà cũ, kết nối trực tiếp lên khu vực sảnh chờ của khối nhà hát mới. Và tại đây, trái tim của công trình, khán phòng nhà hát lớn được bố trí tại trung tâm của công trình.

Mặt cắt nhà hát Elbphilharmonie. Một hệ thống thang cuốn được thêm vào khối nhà cũ, kết nối trực tiếp lên khu vực sảnh chờ của khối nhà hát mới. Và tại đây, trái tim của công trình, khán phòng nhà hát lớn được bố trí tại trung tâm của công trình.

Trái tim của công trình chính là Khán phòng Elbphilharmonie – một không gian hướng tới khán giả và những nghệ sĩ âm nhạc, những nhân tố quyết định làm nên thiết kế tuyệt vời này. Kiến trúc của khán phòng được thiết kế một cách độc đáo nhằm xích gần mối quan hệ, sự tương tác giữa nghệ sĩ và người thưởng thức – gần giống hình thức của một vận động bóng đá.


Khán phòng được thiết kế theo ngôn ngữ hiện đại. Với các hàng ghế bao quanh khu vực biểu diễn, khán giả có thể trông thấy nghệ sĩ từ bất cứ điểm nhìn nào.

Khán phòng được thiết kế theo ngôn ngữ hiện đại. Với các hàng ghế bao quanh khu vực biểu diễn, khán giả có thể trông thấy nghệ sĩ từ bất cứ điểm nhìn nào.


Bề mặt các diện tường được tạo các ô lõm nhằm tăng cường tiêu âm, tránh hiện tượng vọng âm thanh qua các diện tường, đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất cho khán phòng.

Bề mặt các diện tường được tạo các ô lõm nhằm tăng cường tiêu âm, tránh hiện tượng vọng âm thanh qua các diện tường, đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất cho khán phòng.


Chiếc đèn trùm vừa có tác dụng là điểm nhấn của khán phòng, vừa có tác dụng khuếch tán âm thanh, sau đó , các đồng mức cao độ khác nhau cùng các diện tường đa hướng sẽ phản xạ âm thanh đến gần hơn với tai người nghe.

Chiếc đèn trùm vừa có tác dụng là điểm nhấn của khán phòng, vừa có tác dụng khuếch tán âm thanh, sau đó , các đồng mức cao độ khác nhau cùng các diện tường đa hướng sẽ phản xạ âm thanh đến gần hơn với tai người nghe.


Khu vực sảnh chờ của nhà hát.

Khu vực sảnh chờ của nhà hát.

Không chỉ là địa điểm trình diễn âm nhạc đơn thuần, công trình còn gồm các căn hộ, các tổ hợp về văn hoá. Khán phòng 2100 chỗ cùng với phòng hoà nhạc giao hưởng 550 chỗ được lồng ghép giữa những căn hộ cao cấp và một khách sạn năm sao cùng với nhà hàng, phòng tập gym, phòng hội thảo v,v… Vốn là một công trình bình thường thuộc giai đoạn hậu chiến Thế giới II chỉ có một vài sự kiện bên lề nhỏ lẻ được tổ chức, kho tàng Kaispeicher giờ đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút rất nhiều công chúng yêu nhạc, khách du lịch và cả những nhà đầu tư kinh doanh. Công trình sớm trở thành một điểm nhấn của đô thị Hamburg và nước Đức.


Phần thang cuốn kết nối khối nhà cũ với khu vực nhà hát mới.

Phần thang cuốn kết nối khối nhà cũ với khu vực nhà hát mới.


Sảnh của nhà hát.

Sảnh của nhà hát.

Công trình nguyên bản, Kaispeicher, thiết kế bởi Werner Kallmorgen, được xây dựng trong khoảng năm 1963 đến 1966 và được sử dụng như một kho tàng của cảng Hamburg cho đến cuối thế kỉ XX. Được thiết kể để chứa đựng sức nặng của hàng nghìn bao tải cacao, sức tải đó nay được tận dụng để nâng đỡ Khán phòng mới phía trên.


Lớp vỏ bọc bằng kính của nhà hát được design tạo cảm giác cả công trình đang thở. Đóng mở như mang cá, giúp về tổng thể, công trình ăn nhập với diện mạo xung quanh của thành phố.

Lớp vỏ bọc bằng kính của nhà hát được design tạo cảm giác cả công trình đang thở. Đóng mở như mang cá, giúp về tổng thể, công trình ăn nhập với diện mạo xung quanh của thành phố.

Khối nhà phía trên được thiết kế nhô cao lên khỏi toà Kaispeicher, tương phản mạnh mẽ với bên dưới. Thêm vào đó, công trình mới xoá bỏ những nét tĩnh của hình khối, sử dụng những đường cong uốn lượn đầy kịch tính ở độ cao 108m. Nhà hát Elbphilharmonie là một điểm nhấn thị giác từ rất xa, không vươn cao như kiến trúc thường thấy ở Hamburg mà trải dài theo chiều ngang bởi những đường lượn sóng. Mọi thứ còn trở nên tuyệt vời hơn khi ngắm nhìn công trình tại địa điểm xây dựng: một khu vực đô thị mới cùng sự mở rộng của mặt nước với những con tàu biển công nghiệp.


Ở bất kì góc nhìn nào, nhà hát Hamburg cũng thật nổi bật với lớp vỏ và diện mái phía trên.

Ở bất kì góc nhìn nào, nhà hát Hamburg cũng thật nổi bật với lớp vỏ và diện mái phía trên.

Mặt đứng bằng kính, được tạo bởi những tấm panel cong, kín-hở đan xen, chuyển thể công trình từ một khối nhà cũ, to lớn trở thành một tinh thể khổng lồ, trong suốt, lưu giữ và phản chiếu mỗi chuyển động của bầu trời, mặt nước và thành phố.


Bên trong công trình, thành phố Hamburg hiện ra mờ ảo và đẹp đến thế này.

Bên trong công trình, thành phố Hamburg hiện ra mờ ảo và đẹp đến thế này.


Từ sảnh chính của nhà hát, mọi người có thể thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh thành phố Humburg khi chiều tà.

Từ sảnh chính của nhà hát, mọi người có thể thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh thành phố Humburg khi chiều tà.


Diện mái với những đường cong vị lai, tạo cảm giác mềm mại và có tính định hướng đương đại của công trình.

Diện mái với những đường cong vị lai, tạo cảm giác mềm mại và có tính định hướng đương đại của công trình.


Diện mái cũng cung cấp một diện tích nhỏ dành cho những buổi talk chuyên đề.

Diện mái cũng cung cấp một diện tích nhỏ dành cho những buổi talk chuyên đề.


Hiển hiện qua lớp tường dày kín nhà cửa vuông vức, khối tích đồ sộ cùng lớp vỏ độc đáo giúp nhà hát trở lên nổi bật và mang tính biểu tượng.

Hiển hiện qua lớp tường dày kín nhà cửa vuông vức, khối tích đồ sộ cùng lớp vỏ độc đáo giúp nhà hát trở lên nổi bật và mang tính biểu tượng.

The Elbphilharmonie. Một biểu tượng tiếp theo của kiến trúc đương đại, một lần nữa khẳng định tài năng của cặp đôi kiến trúc sư Herzog & de Meuron ( Cặp đôi đã từng đoạt giải thưởng Pritzker, một giải thưởng được ví như Nobel của ngành kiến trúc ).

Theo Archdaily.