Nâng tầm về “sự thỏa hiệp”?
Tôi luôn trăn trở về nghề của việc mình làm mỗi ngày trong thời kỳ hội nhập với làng kiến trúc thế giới, việc của mình thích với tính yêu nghề, sự say mê sáng tạo với tâm huyết cao mà mỗi kiến trúc sư (KTS) luôn mong muốn làm sao có được một công trình đẹp đi vào cuộc sống để phục vụ tốt cho cộng đồng mà không bị “lôi cuốn” nhiều bởi thể chế chính trị khác nhau, bởi chủ đầu tư, và thiên hạ xung quanh đàm tiếu, khen chê theo cách nhìn dưới nhiều hệ qui chiếu khác nhau hoặc cơm áo gạo tiền… Để có một công trình được gọi là tác phẩm kiến trúc đẹp, công năng tốt,và môi trường làm nghề lành mạnh, chúng ta sẽ phải “chiến đấu” không ngừng từ khi bắt đầu nhận được nhiệm vụ thiết kế đến khi công trình đưa vào sử dụng. Đó là “Sự thỏa hiệp” của cái được và mất trong nhận thức của chủ đầu tư đối với việc hành nghề của KTS để làm sao có thể “truyền đạo” rộng rãi đến khách hàng – người mà trông chờ chúng ta – KTS tư vấn cho họ có được một chiếc xe “KIA” hay “Mercedes” khi mà những chiếc xe này chưa nằm trong sự tưởng tượng của chủ đầu tư.
Khả năng thuyết phục khách hàng của KTS hay KTS “Nhìn mà không thấy” ?Đó là chuyện muôn thuở không của riêng ai từ xưa đến nay, cũ như cơm ngày hai bữa mà ai làm nghề KTS cũng đã, đang và vẫn còn trăn trở. Đứng dưới góc độ cá nhân, tôi cũng không là ngoại lệ, bởi vậy tôi muốn chia sẻ nỗi niềm của mình qua những góc độ khác nhau để cho càng ngày càng có nhiều những KTS trong chúng ta sẽ nhìn vấn đề chia sẻ vấn đề được sâu hơn trong công việc của mình.
Đó là chuyện muôn thuở không của riêng ai từ xưa đến nay, cũ như cơm ngày hai bữa mà ai làm nghề KTS cũng đã, đang và vẫn còn trăn trở. Đứng dưới góc độ cá nhân, tôi cũng không là ngoại lệ, bởi vậy tôi muốn chia sẻ nỗi niềm của mình qua những góc độ khác nhau để cho càng ngày càng có nhiều những KTS trong chúng ta sẽ nhìn vấn đề chia sẻ vấn đề được sâu hơn trong công việc của mình. Khả năng thuyết phục khách hàng của KTS hay KTS “Nhìn mà không thấy” ?Bấy lâu nay, từ lúc hành nghề KTS, tôi và đồng nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn vinh quang sóng gió trong những thời kỳ làm nghề. Đó là thời kỳ đầu để cho có việc, chúng tôi cái gì cũng nhận làm, tiền nhiều ít cũng xong, miễn sao có cơm cháo để tồn tại. Giai đoạn này, chúng tôi được gọi là KTS “ra ràng”, rất dễ bị gọi là “Họa viên” cho chủ đầu tư. Vượt qua thời kỳ này với kinh nghiệm chút ít trong tay, KTS lại lo đến việc xây dựng cho riêng mình một hướng đi riêng trong cái tôi của mình, nếu bị ngộ nhận thì chắc hẳn sẽ bị “knock out” khỏi cuộc chơi của hành trình đi tìm bản ngã làm nghề. Mấy ai đã vượt qua được hàng rào lửa để đi đến với vinh quang? Điều mà tôi muốn nói ở đây là chúng ta đã đặt ra quá ít câu hỏi cho chính mình rằng tại sao mình lại trở thành KTS và liệu “lửa” của chúng ta có thể giữ cho nghề được bao lâu và hâm nóng như thế nào? |
Chúng ta đã đặt ra quá ít câu hỏi cho chính mình rằng tại sao mình lại trở thành KTS và liệu “lửa” của chúng ta có thể giữ cho nghề được bao lâu và hâm nóng như thế nào?
Tôi nhận thấy rằng trong trường học, chúng ta nên tự hỏi có nên hay chăng việc cân nhắc phương pháp luận có phải là kim chỉ nam, là chìa khóa cho mỗi KTS tương lai đi đến thành công hay không, hay là chỉ dừng lại vẽ một đồ án thật to và diễn họa làm choáng ngợp người nhìn? Vì nếu chúng ta không nghĩ đúng thì chắc hẳn không bao giờ làm thành công được, nhất là trong thời buổi của thế giới phẳng!
“Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra google”. Lại nói về thế giới phẳng nơi mà mọi thông tin không cần mua mà vẫn có, nó cứ nhan nhản trên máy tính của chúng ta mỗi ngày, mỗi giờ, ở ngay trước bàn làm việc hay điện thoại của bạn cầm trong tay. Vậy bạn có thể coi là mình đã có tất cả? Theo tôi, đây vẫn là một câu hỏi lớn cho mọi người KTS làm nghề. Mỗi ngày, khi đi lên lầu nhà mình, có khi nào bạn đã đếm thang nhà mình có bao nhiêu bậc chưa? Vậy thì thông tin tràn lan mọi nơi mà chúng ta không phân tích đánh giá nó và hiểu rõ bản chất của sự việc về logic của vấn đề thì có khác nào “Nhìn mà không thấy”?
Tính “sính ngoại” của chủ đầu tư VN
Người nước ngoài có một nền giáo dục rất căn bản từ nhỏ đến lớn, tư duy ý thức hệ được tự họ hình thành trong hướng dẫn giáo dục “Hai chiều” nên họ làm điều gì cũng giải quyết đến nơi đến chốn, chưa nói đế kết quả tốt hay chưa. Đó là một phép so sánh để chúng ta ai cũng nên nhìn vào gương để xem lai mình về tính chuyên nghiệp hóa và cách tư duy của từng việc chúng ta làm. Vậy khi mình chưa chắc tại sao mình lại thiết kế cái này hay phương án nọ thì làm sao có thể đi ra biển lớn? Nhưng theo như tôi biết, ông bà mình đã nói “ Tây” cũng là da thịt không phải đạn bắn không thủng đâu! Chúng ta cần xem lại mình đang ở đâu; lùi một bước, nhìn trong gương để soi, để tập, để “diễn”, để học và phải bảo đảm nhìn mà phải thấy, thì liệu rằng khoảng cách giữa “Ta” và “Tây” sẽ được nhanh chóng rút ngắn lại mai đây chăng?
“Nồi cơm” của KTS luôn bị đe dọa bởi áp lực của sự tồn tại
Có lẽ rằng nhiều khi, nếu chúng ta biết nói “không” đúng cách thì chắc hẳn sẽ được nhiều hơn là chấp nhận với những gì mình nghe theo ý kiến chưa thỏa đáng của chủ đầu tư để có một kết quả cuối cùng tốt. |
Trong chúng ta, bạn đã bao nhiêu lần nói “không” với khách hàng khi những vấn đề không theo quĩ đạo của KTS trong quá trình thiết kế? Và cách nói “không” được thể hiện như thế nào để không những chúng ta dành thế chủ động là một người làm nghề chuyên nghiệp cho công việc sáng tạo của mình được tròn trịa hơn mà còn khiến khách hàng thấu hiểu được phần nào công việc chúng ta đang làm? Có lẽ rằng nhiều khi, nếu chúng ta biết nói “không” đúng cách thì chắc hẳn sẽ được nhiều hơn là chấp nhận với những gì mình nghe theo ý kiến chưa thỏa đáng của chủ đầu tư để có một kết quả cuối cùng tốt. Để làm được điều đó, bạn nên tự đòi hỏi bản thân mình phải thật sự biết thuyết phục, nếu không thì khách hàng chúng ta sẽ giống như một bệnh nhân đến bảo Bác sĩ bán cho tôi 500 đồng thuốc cảm!
Bạn nên tự đòi hỏi bản thân mình phải thật sự biết thuyết phục, nếu không thì khách hàng chúng ta sẽ giống như một bệnh nhân đến bảo Bác sĩ bán cho tôi 500 đồng thuốc cảm!
Kiến trúc Việt Nam sẽ đi về đâu trong thời buổi hội nhập khi bản thân chúng ta là những người KTS, chúng ta phải luôn tự hỏi mình đã sống và làm nghề như thế nào cho bối cảnh này thay vì chúng ta phải nhìn những phần “thịt” của các dự án “ngon”đã bị các công ty thiết kế nước ngoài A,B,C… lấy đi. Thay vào đó, chúng ta cũng nên tự vấn bản thân rằng: Khi nào KTS Việt Nam sẽ kiếm tiền được ở nước bạn?
Xin mạn phép gửi đến anh chị và các bạn đồng nghiệp đang sinh sống với nghề nghiệp của mình những suy nghĩ, trăn trở của bản thân tôi, một trong những KTS Việt Nam tâm huyết với nghề nghiệp, vì một tương lai cho nền Kiến trúc Việt Nam.
KTS Nguyễn Hoàng Mạnh
Theo Kienviet.net
Theo Kienviet.net