10/12/2021

Giải mã sức sống mãnh liệt phong cách Indochine trong kiến trúc Việt Nam

Vừa mang thiết kế đậm nét sang trọng châu Âu, nhưng vẫn thấp thoáng nét mộc mạc Á Đông, phong cách Indochine đã in dấu trên những công trình kiến trúc tuyệt tác bậc nhất từ Bắc tới Nam. Trải qua hàng trăm năm, Indochine vẫn có sức sống trường tồn, và đi vào phong cách kiến trúc đương đại, nâng tầm không gian sống của giới thượng lưu.

Giá trị xuyên thời gian của “bản hòa tấu Đông – Tây”

Để điểm danh những công trình kiến trúc mang tầm di sản của Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến Nhà hát lớn Hà Nội, Khách sạn Sofitel Legend Metropole, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Sài Gòn… Tất cả đều mang chung một phong cách thiết kế đã ăn sâu trong tiềm thức của nhiều thế hệ người Việt và thịnh hành đến ngày nay: Phong cách Indochine.

Nhà Hát Lớn – Công trình biểu tượng cuả thủ đô Hà Nội mang phong cách Indochine sang trọng

Theo KTS Đồng Mạnh Bình, người có nhiều năm nghiên cứu về kiến trúc đương đại, phong cách Indochine xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 do kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard khởi xướng. Thời điểm đó, Pháp đã mang những nét văn hóa, kiến trúc phương Tây đặc trưng đến với bán đảo Đông Dương.

Tuy nhiên, chỉ sau một vài năm, lối thiết kế châu Âu nguyên bản dần bộc lộ nhiều hạn chế do chưa phù hợp với văn hoá và khí hậu bản địa. Vì thế, KTS Emest Hébrard đã khéo léo kết hợp dấu ấn Á Đông trên nền tảng kiến trúc Pháp, hình thành nên phong cách Indochine. Đặc trưng của Indochine không thể thiếu gam màu “bản địa” như vàng – nâu – trắng, nền gạch hoa văn, đồ trang trí thủ công hay các vật liệu thuần Việt như mây, tre, trúc, thổ cẩm…

“Lối kiến trúc của Pháp đã được ‘đồng hóa’ bởi phong cách kiến trúc Việt, tạo nên phong cách Indochine đậm chất phương Tây và hợp thời với bối cảnh Việt Nam”, KTS Bình nói.

Dấu ấn kiến trúc Indochine đậm nét tại Khách sạn Sofitel Legend Metropole

Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của phong cách Indochine có thể kể đến Khách sạn Sofitel Legend Metropole. Là khách sạn 5 sao đầu tiên tại Hà Nội, Sofitel Legend Metropole hội tụ những đặc sắc của kiến trúc Đông Dương. Đó là sự hoà hợp giữa nét sang trọng của Pháp vào vẻ đẹp phương Đông qua lớp sơn tường trắng muốt, khung cửa vòm xanh có mái che,…. Thời báo phố Wall từng đánh giá, Metropole là công trình đầu tiên ở Đông Dương được xây dựng nhằm phản ánh “hình ảnh chuyển động” của một Hà Nội năng động và rực rỡ.

Tái hiện thời hoàng kim của Indochine

Chính bởi sự phù hợp với văn hóa, con người Việt Nam, phong cách Indochine vẫn trường tồn hơn trăm năm qua, nổi bật giữa muôn vàn xu hướng thiết kế mới. Indochine không chỉ được lưu giữ ở bảo tàng, những công trình mang tính biểu tượng, mà còn tiếp tục ảnh hưởng tới những công trình hiện đại ngày nay.

Tuy nhiên, theo KTS Đồng Mạnh Bình, Indochine đang hiện diện một cách riêng lẻ trong các công trình kiến trúc, thiết kế nội thất chứ chưa tạo thành một công trình mang tính tổng thể chuẩn mực. Bên cạnh đó, khi đời sống người dân thay đổi, các thói quen sinh hoạt cũng khác trước kia, kiến trúc Indochine cũng cần được biến tấu để phù hợp trong bối cảnh mới.

Phân khu The Tonkin toạ lạc tại KĐT Vinhomes Smart City. Siêu phẩm BĐS đang được nhiều khách hàng chờ đón khi là công trình tiên phong đưa phong cách Indochine vào trong tiện ích và cảnh quan của chung cư cao cấp

Theo đó, nếu như Indochine nhiều thập niên trước chỉ tập trung khắc họa vẻ đẹp cổ điển, hoài niệm, thì ở thời nay, phong cách này đã được biến tấu đa dạng, tiện nghi hơn để phù hợp cho các thành viên trong gia đình. Indochine có lợi thế bởi đây là phong cách kết hợp của hai thời đại – xưa và nay, hai tư tưởng cổ điển và hiện đại, và hai nền văn hóa: phương Tây và phương Đông.

“Phong cách Indochine còn tạo nên cầu nối giữa những thế hệ của gia đình. Những thế hệ vốn lớn lên trong nền văn hóa khác biệt, cùng thấu hiểu và kết nối với nhau qua niềm tự hào bản sắc. Indochine giúp họ gắn kết lại trong một không gian sống chung”, KTS Bình nhận định.

Kiến trúc Indochine được khai hóa thành công nhờ vào sự phủ nhận rập khuôn của người Pháp, chỉ kế thừa tinh thần cốt lõi, cải tiến và tôn vinh những giá trị văn hóa bản địa. Sự thay đổi để phù hợp là lý do vì sao Indochine trường tồn hàng trăm năm qua. Trong bối cảnh mới, với sự thuận lợi về giao thương, sự đa dạng của các nguồn vật liệu mới và gu thẩm mỹ ngày càng nâng cao, kiến trúc Indochine được kỳ vọng còn phát triển lên tầm cao mới.

“Đó không chỉ là những công trình tầm cỡ, mà còn là cộng đồng mang tinh thần Indochine đúng nghĩa, nơi tập hợp những người có gu, vừa mong muốn sự tiện nghi trong từng căn hộ, vừa muốn nâng niu giá trị của nét đẹp truyền thống cũng như tận hưởng một không gian sống đậm chất duy mỹ”, ông Đồng Mạnh Bình nói.

PV