07/03/2019

‘Dịch chuyển dòng vốn’ hướng đầu tư mới của thị trường bất động sản 2019

Dịch chuyển dòng vốn đầu tư bất động sản năm 2019 có xu hướng mở rộng sang những khu vực mới ngoài các thị trường “truyền thống” Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.

Nhận định này đã được các chuyên gia thuộc cả hai khu vực quản lý nhà nước và tư nhân đưa ra trước Tết Nguyên đán, và đến nay đã tỏ ra khá chính xác khi nhiều dự án đất nền – nhà phố ở các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hậu Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long có số lượng giao dịch vượt dự kiến.

Cầu Thiềng Đức nối liền phường 1 với phường 5 của Thành phố Vĩnh Long, nơi đang hình thành một khu dân cư – thương mại ngay “cửa ngõ” Cần Thơ. Ảnh: Internet

Cầu Thiềng Đức nối liền phường 1 với phường 5 của Thành phố Vĩnh Long, nơi đang hình thành một khu dân cư – thương mại ngay “cửa ngõ” Cần Thơ. Ảnh: Internet

Những nguyên nhân chính…

Có nhiều lý do khiến các nhà đầu tư địa ốc phải chuyển hướng, trong đó tình trạng khan hiếm quỹ đất ở những khu trung tâm và quy hoạch đô thị ngày càng được siết chặt bởi chính quyền sở tại là 2 nguyên nhân chính.

Dữ liệu thống kê cho thấy trong năm 2018 số dự án mới được công bố nằm trong nội thị các thành phố lớn đã giảm mạnh so với trước, chẳng hạn như tại TPHCM thấp hơn 60% so với 2017. Mùa “cao điểm” trước tết đã vậy, dễ hiểu là trong 2 tháng đầu năm nay rất ít doanh nghiệp có “đất mới gần khu trung tâm” để chào bán.

Nguyên nhân chính là do quỹ đất “sạch” ở các đô thị ngày càng khan hiếm, khiến mặt bằng giá tăng cao. Bên cạnh đó, khi đầu tư vào khu trung tâm các doanh nghiệp sẽ phải đối diện với những rủi ro khó kiểm soát, chẳng hạn như: tiến độ giải phóng mặt bằng quá chậm, thủ tục chuyển nhượng rườm rà, tranh chấp phức tạp…v..v…

Chính vì vậy, từ đầu năm 2018 một số doanh nghiệp bất động sản nhạy bén đã chuyển hướng ra các vùng ven để “săn lùng” quỹ đất sạch, trên đó họ triển khai những dự án gắn liền với nhu cầu ở và kinh doanh.

Thí dụ điển hình là Vạn Phát Residence, một khu dân cư – thương mại do Công ty Cổ phần Bất động sản LinkHouse phát triển ở thị trấn Cái Tắc – Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tiếng là thuộc tỉnh Hậu Giang, nhưng trên thực tế cư dân của Vạn Phát Residence chỉ cần bỏ ra 5 phút ngồi xe là đã tới khu trung tâm Thành phố Cần Thơ!

“Chẳng phải ngẫu nhiên mà chỉ trong một thời gian ngắn chúng tôi đã bán hết 100% dự án này, với hơn 500 sản phẩm. Trong số khách hàng đã mua đất nền và nhà phố ở Vạn Phát Residence có khá nhiều nhà đầu tư, chắc chắn là họ đã cân nhắc rất kỹ việc nên bỏ tiền ra để mua ở đây hay là khu trung tâm thành phố”, một đại diện của LinkHouse nhận xét.

Các dự án giao thông mới cũng là động lực “chuyển hướng”

Ngày 21/2 vừa qua Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã họp với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và đại diện 13 tỉnh thành tại Khánh Hòa, mục đích là để đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Bắc – Nam. Việc triển khai những công trình tiếp theo của “dự án trọng điểm quốc gia” này chắc chắn sẽ tác động mạnh đến thị trường địa ốc ở những địa phương có liên quan, đặc biệt là sự hình thành những khu dân cư mới.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2017 – 2020 Bộ GTVT sẽ phải hoàn tất 11 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài là 654 km. Xuất phát từ Nam Định, tuyến đường này chạy song song với Quốc lộ 1A qua Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và cuối cùng kết nối vào mạng đường bộ ở ĐBSCL ở “ga chót” Vĩnh Long.

“Sẽ có 5.000 hecta đất bị thu hồi, và cần nơi tái định cư cho khoảng 3.700 hộ dân”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật nhấn mạnh.

Đường cao tốc Bắc - Nam xuất phát từ Nam Định, chạy qua 13 tỉnh với điểm cuối là Vĩnh Long

Đường cao tốc Bắc – Nam xuất phát từ Nam Định, chạy qua 13 tỉnh với điểm cuối là Vĩnh Long

Ngoài trục cao tốc Bắc – Nam ra, các dự án hạ tầng giao thông mang tính khu vực cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định của các nhà đầu tư bất động sản.

Ở phía Bắc, đáng chú ý nhất là Quảng Ninh với các công trình đường bộ, đường thủy và cảng hàng không. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh này, từ 2014 đến nay số dự án bất động sản đã và đang triển khai trên địa bàn đã hơn 100 với tổng vốn đầu tư trên 5,5 tỷ đô-la Mỹ. Tuy nhiên, cái khó cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ là hầu hết những dự án này đều là những công trình có quy mô lớn, chẳng hạn như khu nghỉ dưỡng – giải trí, khách sạn hay chung cư.

Sau Quảng Ninh, Hải Phòng cũng đang “hút” các nhà đầu tư địa ốc nhờ dự án đường ven biển. Thế nhưng nơi đây cũng không có nhiều chọn lựa cho các nhà đầu tư đất nền hay nhà phố, và đây là tình hình chung của các tỉnh miền Trung.

Đồng bằng sông Cửu Long: “điểm đến” hấp dẫn

“Thị trường bất động sản năm 2019 không thể tốt bằng 2018 vì phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là khi nguồn tín dụng bị các ngân hàng siết lại. Mặc dù vậy, nhìn chung sức mua vẫn ổn định bởi kinh tế tiếp tục tăng trưởng tốt, nhu cầu tiếp tục gia tăng”, nhận xét này phần nào đã tạo một không khí lạc quan trước tết Kỷ Hợi.

Thế nhưng theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, người nổi tiếng lâu nay với những bình luận sắc xảo về tài chính – chứng khoán, thì lại cho rằng “bất động sản năm 2019 sẽ từ khó khăn đến rất khó khăn”. Chuyên gia này khẳng định số lượng giao dịch sẽ giảm mạnh, và “chỉ những bất động sản có dòng thu ổn định từ nhu cầu ở và kinh doanh mới có thể cầm cự”.

Nhận định này xem ra đúng đắn với một thị trường mới nổi lên gần đây là khu vực ĐBSCL, đặc biệt là vùng ven thành phố Cần Thơ. Ngay trước tết 2019 có một “hiện tượng lạ” thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư bất động sản, đó là số giao dịch cao bất ngờ của những khu dân cư – thương mại mới hình thành ở các “cửa ngõ” của Tây Đô.

Một dự án khu dân cư – thương mại đang được phát triển ở phường 5 Thành phố Vĩnh Long, ngay “cửa ngõ” của Thành phố Cần Thơ

Một dự án khu dân cư – thương mại đang được phát triển ở phường 5 Thành phố Vĩnh Long, ngay “cửa ngõ” của Thành phố Cần Thơ

Từ lâu Vĩnh Long đã là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực Tây Nam bộ, cả về đường bộ lẫn đường thủy. Quy hoạch phát triển ĐBSCL từ nay đến 2030 cũng dành ưu tiên cho dự án đường sắt cao tốc TPHCM – Cần Thơ, công trình này sẽ cùng với đường cao tốc Bắc – Nam biến các điểm tiếp giáp giữa Cần Thơ và Vĩnh Long thành một “trung tâm kho vận”, thậm chí là bản lề của hai trục hành lang kinh tế đô thị TPHCM – ĐBSCL – Phnômpênh.