11/04/2019

Đà Nẵng: Công bố đề án xây dựng thành phố thông minh

Sáng 10/4, UBND TP Đà Nẵng chính thức công bố Đề án xây dựng thành phố thông minh. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh.

Theo đó, Xây dựng thành phố thông minh tại Đà Nẵng là một xu thế tất yếu phục vụ cho yêu cầu phát triển của thành phố. Phù hợp với xu thế chung của các đô thị lớn trên thế giới. Trong đó việc quản lý đô thị dựa trên nền tảng kinh tế số. Các ứng dụng trong quản lý, phục vụ mang lại lợi ích cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh chia sẽ những thách thức và khó khăn trong Xây dựng đô thị thông minh

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh chia sẽ những thách thức và khó khăn trong Xây dựng đô thị thông minh

Năm 2014, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng và mới đây nhất là Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 11/01/2018 ban hành Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh tại TP Đà Nẵng. Đó là những định hướng ban đầu của Đề án xây dựng thành phố thông minh của Đà Nẵng.

Phát biểu tại Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho rằng: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với những tiềm năng mới do công nghệ đem lại như: Điện toán đám mây, kết nối và đo lường trực tuyến, xử lý dữ liệu lớn khi ứng dụng công nghệ nhận dạng, công nghệ số, di động và Internet vạn vật (IoT).

Các công nghệ đó có khả năng giúp đô thị xây dựng các chiến lược thích ứng mới nhằm tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và năng lượng, nâng cao khả năng ứng phó và chống chịu với thách thức, phối hợp giải quyết các vấn đề ở quy mô lớn hơn, toàn diện hơn và kịp thời hơn.

Do vậy, phát triển đô thị thông minh hướng tới các mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững là một bước đi cần thiết, phù hợp để hội nhập trong bối cảnh phát triển chung của thế giới. Việc TP Đà Nẵng tổ chức công bố Đề án “Xây dựng thành phố thông minh tại TP Đà Nẵng giai đoạn 2018 – 2025, định hướng đến năm 2030” có thể nói rất đúng thời điểm, phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển của thành phố”.

Xây dựng thành phố thông minh, đối với chính quyền và các cơ quan Nhà nước sẽ sử dụng thông tin, dữ liệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, phục vụ công tác quy hoạch dự báo, tạo môi trường quản lý hiện đại, hiệu quả. Đối với người dân, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận thông tin đầy đủ, công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo môi trường kinh doanh bền vững và cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đồng thời qua đó cải thiên môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của TP Đà Nẵng. Đặc biệt các doanh nghiệp CNTT-TT Đà Nẵng có cơ hội tiếp cận, hợp tác tạo ra sản phẩm CNTT-TT phục vụ cho việc xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi dần công nghiệp CNTT theo hướng gia công sang dịch vụ CNTT-TT; tạo ra cơ hội để tiếp cận và nâng cao trình độ công nghệ; tạo cơ hội để phát triển khởi nghiệp nâng cao năng lực kinh tế và hội nhập quốc tế.

Toàn cảnh buổi Lễ công bố

Toàn cảnh buổi Lễ công bố

Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh nhận định: “Xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ rất mới và nhiều khó khăn, đòi hỏi một sự đổi mới tư duy trong khi chưa có đầy đủ các cơ sở quy định cũng như kinh nghiệm triển khai. Từ góc độ của Bộ Xây dựng với vai trò là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời là đại diện quốc gia của Việt Nam tham dự Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN, tôi đề nghị TP Đà Nẵng sẽ phát huy các bài học kinh nghiệm quý báu đã tích lũy trong giai đoạn trước, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện thành công Đề án”.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Đà Nẵng cũng cần thẳng thắn nhìn nhìn thực tế phát triển đô thị của thành phố hiện nay cũng đang có những vấn đề tồn tại, thách thức.

Đó là công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn những bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển dẫn đến hiệu quả sử dụng đất tại nhiều dự án khu đô thị phía Bắc và phía Nam của thành phố còn hạn chế trong khi khu vực trung tâm cũ có mật độ cao, hệ thống hạ tầng nhỏ, hẹp; đó là thách thức trong việc nguồn lực cho đầu tư phát triển của thành phố có chiều hướng thu hẹp, nhất là nguồn đất dự trữ cho phát triển ngày càng cạn kiệt; đó là nguy cơ tổn thương do những tác động bất lợi của hiện tượng biến đổi khí hậu…

Xây dựng thành phố thông minh trên nền tảng kinh tế số sẽ mang lại nhiều động lực phát triển cho Đà Nẵng

Xây dựng thành phố thông minh trên nền tảng kinh tế số sẽ mang lại nhiều động lực phát triển cho Đà Nẵng

Việc triển khai thành phố thông minh nhằm quảng bá, truyền thông hình ảnh của Đà Nẵng; đặc biệt khi tham gia hợp tác quốc tế, tham gia vào Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là cơ hội để Đà Nẵng phát huy tối đa các nguồn lực, giải quyết các thách thức trong quá trình phát triển đô thị và tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế – xã hội của TP Đà Nẵng trong thời gian tới.

 

BXD