Cuối năm 2019, kiến trúc sư Clairisse Merlet đã thành lập công ty FabBRICK chuyên tái chế quần áo cũ hỏng và ép thành gạch trang trí nội thất và xây dựng. Hiện giờ công ty đã có 9 nhân viên.
Mỗi ngày FabBRICK sản xuất được khoảng 200 viên gạch
FabBRICK sử dụng các loại quần áo đã quá cũ, hỏng, không thể sử dụng nữa, sau đó nghiền những quần áo đó ra, dùng một loại keo sinh học để trộn thành hỗn hợp rồi ép hỗn hợp này thành một loại vật liệu trông giống như những viên gạch. Những viên gạch này có thể dùng làm đồ nội thất, tường, vách ngăn. Những viên gạch này có kết cấu có thể dùng chúng như những vật chịu lực thực sự, chúng có khả năng cách cách âm cách nhiệt tốt.
Rác thải quần áo có ở khắp nơi trên Thế giới, riêng tại Pháp, mỗi năm các nhà sản xuất đưa vào thị trường 624 tấn hàng may mặc, trung bình 10 kg quần áo/người dân. Tuy nhiên, chỉ có 1/3 lượng quần áo cũ hỏng bị thải ra là được thu gom và phân loại. Nhìn thấy cơ hội và tiềm năng sản xuất vật liệu trang trí, xây dựng từ nguồn rác thải là quần áo vải vóc, để góp phần vào lĩnh vực phát triển bền vững với một loại vật liệu mới cho tương lai.
Xưởng sản xuất của FabBRICK tại Pháp
FabBRICK chỉ mua những loại quần áo đã rách, thủng, có vết bẩn không thể sử dụng được. Sau đó phân chia quần áo theo màu sắc thành các gam màu trắng, gam màu xanh và nhóm quần áo đa màu. Quần áo được giặt sạch, sau đó được nghiền vụn chúng ngay tại xưởng. Kiến trúc sư Clairisse Merlet đã bắt đầu làm viên gạch đầu tiên khi dùng một loại keo sinh học, ban đầu đó là keo làm từ tinh bột ngô, tôi trộn bột ngô với quần áo, nghiền vụn ra rồi ép lại.
Để ép mỗi viên gạch thao tác bằng tay mất 2 phút, mỗi ngày 7 tiếng FabBRICK có thể làm được gần 200 viên gạch. Việc sản xuất bằng tay này tốt cho môi trường sinh thái nhưng trái lại nó đòi hỏi rất nhiều sức lực để nghiền nguyên vật liệu đầu vào. Vì thế, FabBRICK tính đến việc tự động hóa, tới đây FabBRICK sẽ lắp moteur cho máy, chế tạo một loại máy ép mới chạy bằng động cơ để đỡ phụ thuộc vào sức người làm. Đây là sự đầu tư lớn của FabBRICK trong năm 2021. Máy mới sẽ được đưa vào hoạt trong sau khoảng 3 – 4 tháng nữa. Nếu không có gì trục trặc, theo kế hoạch, FabBRICK sẽ có máy mới vào tháng 6/2022.
Kiến trúc sư Clairisse Merlet cho biết, hiện nay, chúng tôi để gạch tự khô giống như phơi các tảng frommage trên các kệ gỗ có rãnh. Chúng tôi phơi gạch ở đó và mất 2 tuần để viên gạch khô lại. Nếu dùng máy mới thì chúng tôi sản xuất được 400 viên gạch mỗi ngày, khi đó sẽ cần rất, rất nhiều chỗ để phơi gạch. Thế nên, điều tiếp theo cần làm để mọi chuyện dễ dàng hơn thực sự sẽ là liên quan đến công đoạn phơi gạch.
Kiến trúc sư Clairisse Merlet cũng mong muốn hoàn thành việc nghiên cứu và tạo ra loại vật liệu mà mọi người có thể mua ở các cửa hàng bán đồ sửa chữa (bricolage) và không quá đắt để ai cũng có thể mua được, bởi vì hiện nay thì giá thành sản phẩm của chúng tôi vẫn hơi cao do sản xuất hoàn toàn thủ công. FabBRICK muốn là tạo ra sản phẩm với giá thành phù hợp và thực sự đó sẽ là vật liệu trong tương lai.
VLXD.org