29/03/2022

Cấu tạo tường chống cháy, cách nhiệt

Cấu tạo tường chống cháy như thế nào và đâu là tiêu chuẩn tường chống cháy, cách nhiệt tốt nhất hiện nay? Đây là những vấn đề đang được hầu hết các gia chủ, nhà thầu quan tâm khi xây dựng. Lý giải chi tiết các vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết các thông tin về cấu tạo, đặc điểm, chức năng tường gạch các loại để bạn có thể tham khảo.

Tường chống cháy là gì?

Tường chống cháy là loại tường cho khả năng chống cháy cao

Tường chống cháy là loại tường đặc biệt cho tính năng chống chịu mạnh mẽ trước tác động tiếp xúc với nhiệt kể cả với nhiệt độ cao.

Nhờ vậy mà tường chống cháy được ứng dụng rộng rãi trong những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với lửa nhằm cho khả năng chống chịu mạnh mẽ, ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy sang những khu vực khác.

Tường chống cháy là một loại tường ngăn có cấu tạo đặc biệt. Có tính năng chống chịu mạnh mẽ, khi tiếp xúc với những ngọn lửa ở nhiệt độ cao. Đồng thời, giúp ngăn chăn sự lan rộng của đám cháy sang những khu vực khác.

Cấu tạo tường chống cháy

Tùy vào loại vật liệu sử dụng mà cấu tạo tường cách nhiệt sẽ có những thành phần khác nhau:

Cấu tạo tường chống cháy gạch AAC

Tường chống cháy gạch AAC

Là loại vật liệu được sản xuất bằng công nghệ bê tông khí với các thành phần như cát, vôi, thạch cao, cement, bột nhôm (AL)…

Là loại vật liệu mới nên tường gạch AAC cho khả năng chống cháy cách nhiệt siêu tốt. Sở dĩ tường gạch AAC có tác dụng tối ưu vậy là bởi cấu tạo bọt khí bên trong nên khó bị phá hủy bởi lửa.

Được biết, hệ số dẫn nhiệt của tường AAC rất thấp = 0,12 W/mok, tính cách nhiệt gấp khoảng 7 lần đất sét nung và hạn chế được tình trạng nứt, vỡ, sập trong khoảng thời gian lên tới 4 tiếng.

Cấu tạo tường cách nhiệt EPS

Hình ảnh tấm bê tông EPS chống cháy

EPS cũng là loại vật liệu nhẹ cho ứng dụng phổ biến hiện nay. Cùng với bê tông khí, công nghệ tường EPS cũng cho độ phủ sóng không kém khi được ứng dụng rất nhiều trong các công trình nhà lắp ghép, xây nhà dân dụng, sửa chữa nhà, nhà tiền chế,…

Thành phần cấu tạo bê tông nhẹ EPS bao gồm cốt liệu bao gồm: xi măng, cát, nước, hạt EPS(một loại nhựa dãn nở có tên Expanded Polystyrene).

Trong số tất cả tính năng thiết thực mà tấm EPS đem lại, khả năng chống cháy của tấm được giới chuyên môn, KTS đánh giá rất cao. Đồng thời, đây còn là ưu điểm nổi bật của tấm EPS được ứng dụng rất cao cho những công trình đòi hỏi khả năng chịu lửa, chống cháy cao.

Theo đó, tấm EPS cho khả năng chống cháy tốt không thua kém bất kì loại vật liệu nào trên thị trường hiện nay.

Cấu tạo tường chống cháy bằng gạch

Nếu sử dụng vật liệu gạch đất sét nung thì tường chống cháy sẽ có cấu tạo là tường 20. Giải pháp này cho khả năng chống cháy kém hơn vật liệu nhẹ.

Cấu tạo tường chống cháy bằng thạch cao

Cấu tạo tường chống cháy bằng thạch cao

Thạch cao cũng là loại vật liệu xây dựng ứng dụng hiệu quả trong khả năng chống cháy. Cấu tạo tường bao gồm khung xương thạch cao + 2 lớp thạch cao tiêu chuẩn, ở giữa có bông thủy tinh giúp ngăn cháy lan.

Ưu điểm của loại vật liệu này chính là tính nhẹ, là vật liệu không nung, có thể tái chế và đặc biệt là vật liệu không cháy (theo QCVN 06:2010/BXD).

Theo như đánh giá thì hệ thống tường chống cháy thạch cao sẽ cho khả năng chống cháy từ 30 – 120 phút tùy vào cấu kiện sử dụng.

Thông thường tường thạch cao sẽ được ứng dụng chủ yếu trong xây vách ngăn.

2.5. Một số vật liệu được ứng dụng làm tường chống cháy

Bông khoáng Dragon Rockwool: cho khả năng chịu nhiệt lên tới 1300°C. Tấm sử dụng làm vách, sàn, mái và đều cho cấu tạo nằm ở bên trong.

Xốp cách nhiệt Eco XPS Foam: Cho hiệu quả cách nhiệt vượt trội nhờ cấu tạo xốp với khí trộn tạo cấu trúc ô kín giúp chống cháy tốt. Cũng như bông khoáng, xốp cách nhiệt cũng cho cấu tạo sử dụng nằm ở bên trong cấu trúc tường gạch, sàn, vách hay mái.

Tấm chống cháy KH.Shield: Tấm cho khả năng chống cháy lan siêu tuyệt vời với độ chịu cháy từ 45 – 120 phút.

VLXD.org