11/12/2018

Biệt thự Hoàng gia Katsura – tinh hoa kiến trúc và văn hóa Nhật Bản

Cung điện Katsura là một công trình tiêu biểu của kiến trúc Nhật bản, được coi là “tinh hoa mỹ cảm Nhật.” Lần đầu tiên được biết đến bởi Bruno Taut vào đầu thế kỷ 20, công trình đã khiến cả cộng đồng kiến trúc phương Tây sửng sốt. Le Corbusier và Walter Gropius, những trụ cột của trường phái Hiện đại đều mê hoặc bởi vẻ “hiện đại” của công trình này. Họ thấy không gian dạng module, bài trí những phân khúc trực giao, sự lược giản chi tiết trang trí là đặc điểm tương đồng trực tiếp tới kiến trúc Hiện đại, thậm chí còn coi Katsura là một ví dụ tiêu biểu trong trường phái này.

1

 

Nhưng đằng sau hình thức ấn tượng là lớp ý nghĩa sâu sắc gắn liền với người thiết kế công trình – Thái tử Toshihito. Công trình thể hiện mối bận tâm của ông tới thời cuộc lúc bây giờ. Đó là điều khiến nhiều kiến trúc sư Hiện đại ngưỡng mộ ở công trình, không chỉ đơn thuần ở diện mạo hay trang trí.

1-12

 

Danh tiếng của Katsura vẫn vang vọng ở nước Nhật thời hiện đại. Không như nhiều công trình lịch sử khác ở Kyoto, chính phủ kiểm soát sự ra vào nơi đây rất kỹ càng. Giấy phép tham quan phải được cấp từ trước bởi Cơ quan Nội chính Hoàng gia, văn phòng phụ trách nội vụ của Hoàng Đế. Những người được cấp phép cũng không được chụp ảnh hay đi vào bên trong.

4-8

 

Katsura được xây vào thế kỷ 17, nhưng gốc gác của công trình có thể truy ngược về thời kỳ Heian hơn một ngàn năm trước, khi Kyoto vẫn còn mang tên Heiyan-Kyo. Năm 978 có một người phụ nữ đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong lịch sử – Câu chuyện về Genji, ghi chép lại cuộc đời của một viên cận thần và những mối tình của ông quanh kinh thành. Cuốn sách đạt được tiếng tăm rộng rãi trong dân chúng và trở thành thước đo của tầng lớp quý tộc thế kỷ 17. Khi đó Mạc phủ Togukawa đang bận củng cố quyền lực, sử dụng những thú vui như hội họa, thư pháp, trà đạo, thi ca làm công cụ để giới quý tộc ít can thiệp chuyện chính trị.

3-9

 

Thái tử Toshihito, người gây dựng Katsura sinh năm 1579 và là em trai Hoàng đế Goyozei. Ông vốn chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi khối gia tài, từ khi còn nhỏ Toshihito rất thích Cậu chuyện về Genji và những tác phẩm thi ca khác. Trong chương “Cơn gió giữa hàng thông” của cuốn tiểu thuyết có viết: “Ở thật xa tại làng Katsura, bóng nguyệt phản chiếu trên mặt nước trong trẻo và tĩnh lặng.”

Sở hữu chính mảnh đất được đề cập trong cuốn sách ưa thích, Thái tử đã cho xây dựng một biệt thự nằm trên vườn ao giống câu chuyện.

10-7

 

Nguồn lực hạn chế lúc bấy giờ khiến Thái tử phải điều tiết ngân sách. Biệt thự Katsura đầu tiên chỉ là một phòng trà trên cánh đồng dưa hấu vì hầu hết diện tích khi đó dành cho việc canh tác. Nhưng đến những năm sau đó ông dành sự đầu tư lớn hơn cho công trình và đến năm 1631, trong cuốn nhật ký của mình, biệt thự Katsura đã được gọi là một “cung điện”- niềm tự hào của người xây dựng nó. Tuy vậy điện Katsura năm 1631 vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với ngày nay, chỉ có hai phòng Shoin và một số phòng trà ở khu vườn chính. Song nơi đây vẫn đủ lớn để tổ chức những buổi thưởng trăng cho khách giống với Câu chuyện về Genji.

5-10

 

Thái tử mất vào năm 1629 khi người con trai Toshitada mới 10 tuổi. Sau đó biệt thự không được sử dụng nhiều và đến năm 1931 đã có dấu hiệu xuống cấp. Thái tử trẻ vẫn có niềm yêu thích văn học như người cha của mình, năm 1641 ông đã tới thăm biệt thự và sử dụng lượng lớn gia tài để trùng tu lại công trình cho đến sau năm 1642.

Toshitada là người rất quan tâm đến trà đạo, gắn liền với sự đơn giản thanh tao. Ông muốn tân trang lại công trình thành một nơi lý tưởng phục vụ bộ môn truyền thống trên. Một số phòng trà mới đã được xây thêm. Điện Katsura không chỉ là thành quả của một kiến trúc sư, mà là niềm cảm hứng tổng hợp của những thái tử dòng họ Hachijo.

7-8 (1)

 

Ngày 12/03/1658, Hoàng đế Gomino-o đã đến thăm cung điện để lấy cảm hứng cho biệt thự Shugakuin của ông, đồng thời để gặp người con trai Yakahito do Toshitada nhận nuôi. Trong chuyến thăm đặc biệt này, Toshitada đã cho xây dựng một phòng Shoin mới để tiếp đón Hoàng đế. Loại phòng này có thiết kế cầu kỳ với nhiều chi tiết trang trí – đặc điểm gần với phong cách “Sukiya” trước khi nó thay thế kiến trúc Shoin.

Katsura ra khỏi quyền sở hữu của dòng họ Hachijo vào năm 1883 khi dòng dõi chấm dứt. Công trình đã vị hư hại trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân nhưng không bị chịu hỏa hoạn. Vào năm 1983 biệt thự đã được tân trang ở quy mô gần như toàn bộ, gỗ rữa và mặt sàn hoàn toàn được sửa chữa. Nhờ đó mà công trình cho đến nay tuy mang nhiều vết tích thời gian nhưng vẫn giữ được hầu hết gỗ hiện trạng.

6-9

 

Biệt thự Katsura được yêu mến bởi những trải nghiệm riêng biệt trong tiềm thức khách đến thăm, ẩn chứa nhiều điều bất ngờ và vẻ đẹp đi vào lòng người, công trình là sự tổng hòa tinh tế những mỹ cảm hơn là một biệt thự xa hoa. Tuy được xây dựng qua nhiều giai đoạn lịch sử nhưng ý niệm công trình nhất quán như đã trường tồn rất lâu với thời gian. Không có công trình nào thể hiện hồn cốt Nhật Bản rõ nét như Katsura.

9-7

 

Nguyễn An/handhome.net