18/04/2019

Akzonobel: Bảo tồn di sản đô thị – Chìa khoá hướng đến phát triển bền vững

(Tạp chí KTVN) – Các thông điệp của câu chuyện Bảo tồn di sản “làm lịch sử sống mãi”, “là tài sản quý giá của mọi quốc gia”, “tạo nên bản sắc dân tộc”, “góp phần xây dựng kinh tế địa phương” là những nhận định đánh giá đặc biệt nhấn mạnh của của các diễn giả Trong buổi hội thảo quốc tế bàn về vấn đề “Bảo tồn di sản đô thị, chìa khóa hướng đến phát triển bền vững”. Hội thảo nhằm tạo một diễn đàn dành cho các chuyên gia và kiến trúc sư cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn các công trình kiến trúc trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Ngọn hải đăng Đại Lãnh

Ngọn hải đăng Đại Lãnh

Bảo tồn di sản và phát triển bền vững các công trình kiến trúc

Hội thảo thu hút hơn 200 nhà phát triển và các chuyên gia trong nước và quốc tế tham dự và thu hút được đông đảo các KTS và chủ đầu tư quan tâm tham dự. Câu chuyện “Bảo tồn di sản đô thị – Chìa khóa phát triển bền vững” là chủ đề chính, tạo ra một diễn đàn dành cho các chuyên gia và kiến trúc sư cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn các công trình kiến trúc trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Bà Pamela Phua, Tổng giám đốc AkzoNobel Việt Nam

Bà Pamela Phua, Tổng giám đốc AkzoNobel Việt Nam

Ông Luigi Croce, Chủ tịch Hội kiến trúc sư Venice chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình qua hành trình bảo tồn di sản Italia: “Bảo tồn di sản không chỉ là ‘làm lịch sử sống mãi’ mà còn góp phần xây dựng kinh tế địa phương và tạo nên bản sắc dân tộc. Tại Italia, chúng tôi đã đạt được những thành công trong việc bảo tồn các biểu tượng kiến trúc lịch sử thông qua việc điều chỉnh các công trình kiến trúc ấy cho phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

Ông Luigi Croce – Giám đốc Studio Architetti Croce chia sẻ về Kinh nghiệm bảo tồn di sản tại Ý

Ông Luigi Croce – Giám đốc Studio Architetti Croce chia sẻ về Kinh nghiệm bảo tồn di sản tại Ý

Ông Luigi Croce đưa các ví dụ trực quan từ kinh nghiệm lâu dài của mình về cải tạo và phục hồi trên toàn cầu, đã đặt ra câu hỏi: sự phục hồi có thể đi bao xa trước khi nó biến thành sự biến đổi? Chúng ta có thể trả lại một cách toàn vẹn tòa nhà như vinh quang trước đây của nó không – xây dựng mới một tòa nhà “cũ” – mà không mất đi lớp vỏ được tích lũy qua nhiều thế kỷ, và chúng ta có thể thay thế những gì đã bị phá vỡ không?

Ông lập luận rằng không có quy tắc nào được áp dụng cho mỗi tác phẩm nghệ thuật – có thể là một bức bích họa, một bức tượng, một tòa nhà hoặc thậm chí là một tổ hợp các tòa nhà được dựng lên qua nhiều thế kỷ – là sự tích lũy độc đáo của nghệ thuật, tài năng và lịch sử.

Hai trường phái tư tưởng, một trường tuân thủ sự phục hồi đơn giản với ít không gian để giải thích, trường kia có cái nhìn rộng hơn về một tác phẩm lịch sử nghệ thuật, ý nghĩa và sự phù hợp với thời hiện tại và tương lai (một chủ đề đặc biệt khó khăn), cần được áp dụng trên cơ sở từng trường hợp.

Cuối cùng, ông đã trình bày những điểm tốt hơn của luật pháp Ý về việc khôi phục và bảo vệ các di sản, cảnh báo khán giả rằng một “tác phẩm nghệ thuật” có thể xa hơn một tòa nhà hoặc một vật thể, nó có thể bao gồm những khoảng trống rộng lớn (chẳng hạn như công viên, quảng trường) và các khu vực xung quanh của các đối tượng di sản cần được bảo tồn.
Về phía diễn giả Việt Nam, Thạc sĩ – Kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương – Trưởng phòng Quy hoạch kiến trúc & Nghiên cứu khoa học – Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đã có những chia sẻ về các dự án bảo tồn di sản đã thực hiện trên toàn địa bàn Hà Nội. Qua đó, có thể nâng cao nhận thức cần bảo tồn hơn trong cộng đồng KTS Việt Nam, đóng góp thêm cho việc gìn giữ nét kiến trúc dân gian.

ThS.KTS. Nguyễn Hoàng Phương –  Trưởng phòng Quy hoạch kiến trúc & Nghiên cứu khoa học   Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội chia sẻ về dự án bảo tồn di sản

ThS.KTS. Nguyễn Hoàng Phương –
Trưởng phòng Quy hoạch kiến trúc & Nghiên cứu khoa học
Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội chia sẻ về dự án bảo tồn di sản

Ông Phạm Tuấn Long, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khẳng định bảo tồn di sản là một công việc đòi hỏi nỗ lực từ nhiều các ban ngành: “Bảo tồn di sản không chỉ giúp phát triển kinh tế và văn hóa mà còn góp phần tăng cường bản sắc dân tộc cho quốc gia. Chúng tôi hi vọng các bên cơ quan chức năng, nhà đầu từ và cả KTS sẽ cùng nhau thúc đẩy quá trình bảo tồn di sản tại Việt Nam, góp phần mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng”.

GS.TS.KTS Ngyễn Quốc Thông, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc, cho biết: “Việt Nam có nhiều công trình di sản mang giá trị văn hóa và lịch sử cao, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một lộ trình bảo vệ cụ thể và toàn diện. AkzoNobel là đối tác tin cậy của các kiến trúc sư khi lựa chọn sản phẩm bảo vệ các công trình và là đơn vị có nhiều nỗ lực trong các hoạt động phát triển bền vững. Phối hợp với AkzoNobel Việt Nam tổ chức sự kiện này, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp tiếng nói giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo tồn di sản, đồng thời thảo luận để cùng đề xuất những định hướng bảo tồn lâu dài và phù hợp cho các di sản Việt Nam”.

Các diễn giả cùng tham gia trao đổi về chủ đề Các ưu tiên cần làm để thúc đẩy hoạt động bảo tồn di sản tại Việt Nam

Các diễn giả cùng tham gia trao đổi về chủ đề Các ưu tiên cần làm để thúc đẩy hoạt động bảo tồn di sản tại Việt Nam

AkzoNobel mong muốn “tạo ra nhiều giá trị với ít nguyên liệu hơn”

Kể từ năm 2016, Dulux Professional đã giới thiệu tới thị trường Việt Nam khoảng 70 sản phẩm và dịch vụ. Qua nhiều năm, công nghệ phát triển sản phẩm đã đạt đến một tầm cao mới, đạt hiệu quả cao hơn trong sử dụng nguyên liệu và năng lượng, kéo dài độ bền và ngày càng an toàn hơn cho người dùng. Tại hội thảo, AkzoNobel cũng giới thiệu các sản phẩm sơn và chất phủ tiên tiến giúp bảo tồn vẻ đẹp nguyên bản của những công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử trên khắp đất nước.
Tiếp tục cuộc hành trình “xanh” AkzoNobel mong muốn “Tạo ra nhiều giá trị hơn với ít nguyên liệu hơn” và tiên phong trong việc phát triển kiến trúc xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Hà Nội và TPHCM.

Hội quán Phúc  Kiến, Hà Nội

Hội quán Phúc Kiến, Hà Nội

Khách sạn Metropole, Hà Nội

Khách sạn Metropole, Hà Nội

Bảo tàng Mỹ thuật  Tp. Hồ Chí Minh

Bảo tàng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh

Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát lớn Hà Nội

Tại hội thảo Bà Pamela Phua, Tổng Giám đốc của AkzoNobel Việt Nam chia sẻ: “Di sản là tài sản quý giá của mọi quốc gia; không chỉ là biểu tượng lịch sử và văn hóa của đất nước mà còn góp phần thu hút khách du lịch, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Bằng cách bảo vệ những công trình mang tính biểu tượng, chúng ta có thể kế thừa và tiếp tục lưu truyền văn hóa của đất nước cho thế hệ tương lai cũng như tạo ra một động lực lớn cho sự phát triển của du lịch và nền kinh tế. Là một công ty sơn và chất phủ hàng đầu thế giới, AkzoNobel phát huy khả năng và tận dụng các sản phẩm của mình để bảo vệ, phục hồi và tái tạo màu sắc cho các di sản. Nhờ vào sự kết hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương cũng như nhiều tổ chức quốc tế, AkzoNobel cam kết sẽ luôn hỗ trợ hết mình trong hành trình phục hồi di sản văn hóa tại Việt Nam.”
Hội thảo cũng đã có phần tọa đàm, đưa ra những vấn đề bất cập trong bảo tồn di sản ở các thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và những ví dụ bảo tồn thành công trên cả nước. Thông qua hội thảo, BTC và nhà tài trợ mong muốn truyền tải thông điệp bảo tồn đến toàn thể các KTS nói riêng và các đơn vị cơ quan nói chung để cùng kiến tạo xây dựng thành phố hiện đại nhưng không làm mất đi những di sản quý báu của dân tộc./.

Nguyễn Linh