Dây chuyền 2 của nhà máy Xi măng Công Thanh có công suất 12.500 tấn clinker/ngày và 2 triệu tấn xi măng/năm.
Hiện nay, các dự án xi măng đang được đầy tư như Xi măng Tân Thắng, công suất 2,3 triệu tấn/năm, Xi măng Xuân Thành 2, công suất 4,6 triệu tấn/năm, Xi măng Thành Thắng, công suất 2,3 triệu tấn/năm, Xi măng Long Sơn, công suất 2,3 triệu tấn/năm, Xi măng Sông Lam 1, công suất 4 triệu tấn/năm. Các dự án này có tổng công suất thiết kế là 14,5 triệu tấn và sẽ đi vào sản xuất cuối năm 2017 và 2018, nâng tổng công suất thiết kế toàn ngành đến năm 2018 là 95,96 triệu tấn.
Bên cạnh đó, theo một số thông tin chưa chính thức, hiện có khoảng 4 dự án đang trong quá trình làm thủ tục đầu tư, trong đó đã có 1 dự án được Chính phủ cho phép dầu tư, 3 dự án còn lại đang chuẩn bị với 5 dây chuyền công suất lớn, tổng công suất thiết kế cỏ thể lên tới 14,1 triệu tấn/năm. Dự kiến tổng công suất toàn ngành xi măng đến năm 2020 ước đạt khoảng 111,06 triệu tấn.
Theo Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2016, sẽ không có thêm bất cứ dự án xi măng nào được triển khai. Tổng sản lượng xi măng tiêu thụ dự kiến của năm 2016 ước khoảng 74 – 75 triệu tấn. Mức tiêu thụ xi măng dự kiến cho năm 2016 đang cao hơn con số tiêu thụ thực tế của năm 2015 khoảng 3 triệu tấn.
Dự án nhà máy Xi măng Sông Lam đang đi vào những giai đoạn cuối.
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) nhận định, tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng trong thời gian qua ổn định cả về thị trường lẫn giá cả. Dù không thêm mới dây chuyền xi măng nào nhưng cuối năm 2015 dây chuyền 2 của Xi măng Công Thanh vừa bổ sung công suất thêm 3,6 triệu tấn nên nguồn cung về tổng thể vẫn tăng trong năm 2016.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra các dự án xi măng đang triển khai thực hiện và rà soát các dự án xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2020 để đảm bảo cân đối cung cầu và sự phân bố hợp lý với nguồn tài nguyên khai thác.
Theo ximang.vn