Những sai lầm cần tránh khi sử dụng sàn gỗ
Sàn gỗ khá đắt đỏ nên gia chủ cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn loại gỗ, màu gỗ với những tính năng riêng biệt tránh lãng phí lại không đúng mục đích. Cụ thể bạn phải xác định chuẩn nhu cầu của mình, khả năng tài chính, màu sắc hợp mệnh… trước khi quyết định.
Ví dụ: Nếu lắp cho khu vực ngắn hạn thì chỉ cần loại rẻ tiền; Lót sàn để ở lâu dài thì nên chọn loại cao cấp, chịu nước tốt, chống ẩm mốc; Biệt thự sang chảnh với tài chính vững có thể chọn sàn gỗ thật với bề mặt sang trọng, đẳng cấp hiện đại…
– Mua sàn gỗ nóng vội, không có sự chuẩn bị trước
Đây là sai lầm phổ biến và cũng là đáng tiếc nhất mà nhiều gia đình đang mắc phải. Đôi khi quyết định theo cảm hứng, chưa tìm hiểu kỹ, đến lúc cần mới cuống cuồng lên mạng lấy số gọi đại một đơn vị đến thi công. Hay ra nhanh cửa hàng gần nhà xem qua quýt rồi quyết định luôn… nên mất nhiều tiền lại mua phải sản phẩm chất lượng không tương xứng.
Bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu, chọn cho mình một cửa hàng sàn gỗ uy tín, chuyên nghiệp để được tư vấn sát và chuẩn với nhu cầu thực tế của mình. Đừng vì tham rẻ hay tiện gần nhà mà chọn đại dẫn đến sự tư vấn thiếu chính xác từ những người không chuyên dẫn đến những lựa chọn thiếu phù hợp, dễ gặp rủi ro với những phụ kiện đi kèm, không được hưởng chế độ hậu mãi sau bán hàng…
– Không xem xét kỹ về điều kiện bảo hành
Khách hàng thường không xét đến hỏng do đâu mới được bảo hành mà cứ nghĩ hỏng là được bảo hành, từ đó không có cách sử dụng đúng đắn. Thời gian bảo hành của sàn gỗ rất khác nhau, phụ thuộc vào giá cả từ rẻ, trung bình đến cao cấp. Các bạn nên đọc kĩ các điều kiện bảo hành của cửa hàng và giữ lại đầy đủ các giấy tờ phòng trường hợp vứt bừa bãi lúc dùng đến lại không tìm thấy đâu.
“Chọn đại” đơn vị thi công
Nhiều người nghĩ chọn được loại gỗ tốt và giá cả phù hợp là yên tâm rồi nhưng chưa đủ mà phải tính đến một yếu tố rất quan trọng nữa đó là đơn vị thi công. Nếu chọn đại một đơn vị bất kỳ có thể gây nhiều bất lợi về khâu tư vấn, lắp đặt, bảo hành. Cụ thể, một đơn vị chuyên nghiệp sẽ có nhiều kiến thức chuyên môn, họ sẽ tư vấn các giải pháp tốt nhất cho bạn.
– Mua sàn gỗ nóng vội, không có sự chuẩn bị trước
Đây là sai lầm phổ biến và cũng là đáng tiếc nhất mà nhiều gia đình đang mắc phải. Đôi khi quyết định theo cảm hứng, chưa tìm hiểu kỹ, đến lúc cần mới cuống cuồng lên mạng lấy số gọi đại một đơn vị đến thi công. Hay ra nhanh cửa hàng gần nhà xem qua quýt rồi quyết định luôn… nên mất nhiều tiền lại mua phải sản phẩm chất lượng không tương xứng.
Bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu, chọn cho mình một cửa hàng sàn gỗ uy tín, chuyên nghiệp để được tư vấn sát và chuẩn với nhu cầu thực tế của mình. Đừng vì tham rẻ hay tiện gần nhà mà chọn đại dẫn đến sự tư vấn thiếu chính xác từ những người không chuyên dẫn đến những lựa chọn thiếu phù hợp, dễ gặp rủi ro với những phụ kiện đi kèm, không được hưởng chế độ hậu mãi sau bán hàng…
– Không xem xét kỹ về điều kiện bảo hành
Khách hàng thường không xét đến hỏng do đâu mới được bảo hành mà cứ nghĩ hỏng là được bảo hành, từ đó không có cách sử dụng đúng đắn. Thời gian bảo hành của sàn gỗ rất khác nhau, phụ thuộc vào giá cả từ rẻ, trung bình đến cao cấp. Các bạn nên đọc kĩ các điều kiện bảo hành của cửa hàng và giữ lại đầy đủ các giấy tờ phòng trường hợp vứt bừa bãi lúc dùng đến lại không tìm thấy đâu.
2. “Chọn đại” đơn vị thi công
Nhiều người nghĩ chọn được loại gỗ tốt và giá cả phù hợp là yên tâm rồi nhưng chưa đủ mà phải tính đến một yếu tố rất quan trọng nữa đó là đơn vị thi công. Nếu chọn đại một đơn vị bất kỳ có thể gây nhiều bất lợi về khâu tư vấn, lắp đặt, bảo hành. Cụ thể, một đơn vị chuyên nghiệp sẽ có nhiều kiến thức chuyên môn, họ sẽ tư vấn các giải pháp tốt nhất cho bạn.
Sàn nhà được lát gỗ sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, êm ái cho đôi chân người sử dụng và mang lại cảm giác sang trọng cho cả căn nhà. Tuy nhiên, khác với sàn gạch, gỗ lại có những yêu cầu vệ sinh và sử dụng khác biệt hơn so với các chất liệu khác, nếu mắc 1 trong những sai lầm sau sẽ khiến cho sàn gỗ nhanh xuống cấp, giảm tuổi thọ đáng tiếc.
– Để nước đọng lâu trên sàn
Nếu chẳng may làm đổ nước hay bất cứ chất lỏng nào khác vương trên sàn, bạn cần lau khô sàn gỗ công nghiệp ngay lập tức. Nếu để chất lỏng đọng quá lâu nó không sẽ tạo thành các vết cáu bẩn, thậm chí còn làm hỏng bề mặt sàn.
Nhiều loại sàn gỗ hiện nay đã có khả năng chống nước nhưng không thể tuyệt đối được nên tốt nhất, bạn hãy lau sàn bằng giẻ ẩm, mở cửa thông thoáng để bề mặt nhanh khô, để các mối ghép không bị ngấm nước, tránh được tình trạng nứt, cong vênh mặt sàn.
Khi lau sàn cũng vần phải vắt kiệt chổi/giẻ lau trước khi thực hiện lau chùi vệ sinh, tránh trường hợp để ướt sũng. Bạn có thể dùng một chiếc khăn khô lau lại nếu sàn lâu khô, hoặc bật quạt mạnh, bật điều hòa tránh để sàn ẩm ướt quá lâu ảnh hưởng nước sơn và độ bóng của sàn.
– Lạm dụng giấm hoặc amoniac pha loãng
Trái với lời khuyên khá phổ biến, bạn không nên sử dụng giấm hoặc amoniac để làm sạch sàn gỗ, bởi nồng độ axit ở giấm dễ ảnh hưởng đến lớp phủ bề mặt và tuổi thọ sàn. Nếu dùng, bạn nên pha giấm thật loãng với nước. Dung dịch lau sàn có độ PH nhẹ, xà phòng, hoặc một chút baking soda hòa tan trong nước là lựa chọn an toàn để đánh bay dầu, bụi bẩn trên sàn gỗ. Bạn đặc biệt cần phải tránh xa hóa chất tẩy trắng.
– Dùng sai chất tẩy rửa sàn gỗ
Thông thường bạn hoàn toàn có thể vệ sinh sàn gỗ bằng nước ấm, không nên sử dụng các chất tẩy rửa độc hại nếu không cần thiết bởi có thể khiến màu sắc sàn gỗ không còn nguyên dạng như ban đầu.
Đối với các vết bẩn lâu ngày cần chất tẩy làm sạch thì bạn nên sử dụng sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng cho sàn gỗ hoặc các chất tẩy rửa nhẹ. Tuyệt đối không được sử dụng các chất tẩy rửa có thành phần ammoniac và cũng không nên sử dụng nhiều chất tẩy rửa hoặc đánh bóng cùng lúc. Lý do là các chất acrylics hoặc urethane để khôi phục lại độ bóng trong các dung dịch này, có thể gây tác động ngược, khiến bề mặt gỗ bị bong tróc và mất độ bóng.
– Vệ sinh sàn gỗ mạnh tay
Các vết bẩn thực phẩm nên lau bằng một miếng vải ẩm, làm sạch ngay khi chúng còn ướt, không nên để vết bẩn khô, đông cứng vì có thể khiến sàn trầy xước. Khi loại bỏ bất kỳ vết bẩn nào, bạn luôn làm sạch chúng nhẹ nhàng từ bên ngoài, vào dần trung tâm, tránh loang rộng ra sàn.
Tốt nhất, hãy sử dụng khăn hoặc vải mềm, để tránh làm trầy xước bề mặt sàn tuyệt đối không dùng các khăn có chất liệu thô nhám. Dùng vải lau nhẹ nhàng và đều khắp để thấm nước và làm khô sàn. Nếu thời gian để sàn khô tự nhiên quá lâu trong trường hợp muốn sàn khô nhanh, hoặc do thời tiết ẩm, bạn có thể dùng khăn mềm để làm khô lại sàn gỗ công nghiệp một cách nhanh chóng.
– Không chú ý khi vệ sinh sàn gỗ có trải thảm
Nhiều gia đình vệ sinh sàn gỗ hàng ngày nhưng lại chừa phần có trải thảm, hoặc kéo lê thảm đều có thể gây hậu quả đáng tiếc. Cụ thể, thuốc nhuộm ở thảm có thể phai màu làm ố hỏng màu sàn gỗ mà không biết. Một số loại thảm nhựa có mặt sau khá cứng nếu kéo lê có thể cào xước gỗ. Ngoài ra, thảm cao su khiến sàn gỗ dễ bị đọng hơi nước nếu không chú ý lau khô để lâu sẽ gây ẩm mốc, phồng rộp…
Vì thế, những vị trí có thảm trải, cần lau sạch bụi, nhấc thảm khỏi sàn gỗ, vệ sinh hàng ngày. Trước khi trải thảm, bạn cần cân nhắc kỹ xem màu của chúng có phai hay không, hay để ý chất liệu đó có tạo ma sát lớn với sàn gỗ không…
– Kéo lê đồ đạc qua sàn gỗ
Khi dọn dẹp nhà cửa, lau sàn gỗ hàng ngày không tránh được việc di chuyển đồ đạc trong nhà. Bạn cần lót tấm đệm hoặc nhấc đồ dùng lên, thay vì kéo lê chúng trên sàn gây trầy xước sàn gỗ. Nếu va chạm mạnh, các vết xước sẽ là kẻ thù khiến sàn gỗ mất độ bóng và nhanh hỏng do ngấm nước và bị ẩm. Với các đồ nội thất nặng không bê nhấc lên được bạn nên dùng nút cao su hoặc nhựa dẻo để dưới chân chúng trước khi tiếp xúc với sàn gỗ nhé.