25/06/2020

6 loại cây vừa trang trí không gian sống vừa tốt cho sức khỏe

Cây xanh không chỉ giúp ngôi nhà thêm thoáng mát, tô điểm thêm xinh mà còn là kho thuốc quý không phải chị em nào cũng biết.

Những chậu hoa, cây cảnh chính là vật dụng trang trí đơn giản nhưng không bao giờ lỗi mốt giúp hoàn thiện tổng thể nội thất của căn nhà.

Đem mảng xanh tự nhiên vào nhà cũng là cách chị em chăm sóc sức khỏe của chính mình. Cây xanh giúp thanh lọc không khí. Màu xanh của cây giúp ta thư thái tâm hồn. Càng tuyệt vời hơn nếu cây trồng có thêm công dụng chữa bệnh! Các loại cây gia vị quen thuộc với người Việt Nam như lô hội, tần dày lá, gừng, hành lá… đều là những bài thuốc quý tốt cho sức khỏe.

Chỉ cần khéo léo sắp đặt, những chậu cây chữa bệnh trông rất đỗi bình thường này sẽ trở thành vật trang trí đẹp mắt cho ngôi nhà của chị em.

Lô hội

Cây lô hội (nha đam) là loại cây có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp. Nhờ chứa hàm lượng nước và khoáng tự nhiên cao, lô hội là thức uống rất tốt vào mùa hè. Hoặc chỉ cần cắt một lá lô hội là chị em có ngay loại mặt nạ dưỡng ẩm tuyệt vời.

Các lá lô hội có phần gai nhọn, do đó bạn nên đặt cây ở những nơi cách xa tầm với

Các lá lô hội có phần gai nhọn, do đó bạn nên đặt cây ở những nơi cách xa tầm với

Bên cạnh đó, với khả năng kháng khuẩn và dưỡng ẩm của loài cây chữa bệnh này, chị em có thể tự làm một lọ gel rửa tay khô từ lô hội để mang theo bên mình.

Lô hội là loài cây ưa nắng, vì vậy, đặt những chậu lô hội ở bậu cửa sổ là lý tưởng nhất

Lô hội là loài cây ưa nắng, vì vậy, đặt những chậu lô hội ở bậu cửa sổ là lý tưởng nhất

Vậy trang trí cây lô hội trong nhà thế nào cho đẹp? Hình dáng cây lô hội khá đẹp, phần thân mọng nước, gần giống với các loài xương rồng trên sa mạc. Đặt cây ở phòng ngủ hay phòng tắm sẽ giúp thanh lọc không khí và tạo điểm nhấn xanh mát. Nếu muốn đặt nhiều chậu trong một không gian, chị em chỉ nên sử dụng một loại chậu. Sự đồng bộ sẽ tạo nên tính thẩm mỹ cao.

Húng chanh

Húng chanh được sử dụng như một vị thuốc trị ho, tăng cường sức đề kháng. Giống cây chữa bệnh này có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi-rút gây bệnh ở đường hô hấp và đường ruột. Còn tinh dầu húng chanh có tác dụng đuổi muỗi, chữa cảm cúm, sốt cao không ra được mồ hôi.

Húng chanh có nhiều công dụng, nhưng lại rất dễ trồng. Chị em cần chọn những đầu cành mạnh khỏe, cắt đoạn khoảng 15cm rồi cắm xuống đất là chúng sẽ phát triển thành cây

Húng chanh có nhiều công dụng, nhưng lại rất dễ trồng. Chị em cần chọn những đầu cành mạnh khỏe, cắt đoạn khoảng 15cm rồi cắm xuống đất là chúng sẽ phát triển thành cây

Húng chanh phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Khu vực ban công hay giếng trời rất thích hợp để đặt các chậu húng chanh. Để không chiếm diện tích ban công, chị em hãy kết hợp các giá sắt móc vào lan can, rồi đặt những chậu cây nhỏ xinh vào. Lá của cây có hương thơm sảng khoái tựa mùi chanh. Chính mùi the mát này khiến húng chanh có thêm tác dụng đuổi muỗi. Chị em tha hồ nhìn ngắm đất trời khi chiều buông mà không lo đám côn trùng quấy rầy.

Gừng

Ngoài giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh viêm nhiễm khác, gừng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vậy nên khi bị cảm lạnh, chị em hãy uống một ly trà gừng hoặc ăn lát gừng tươi để giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Húng chanh phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Khu vực ban công hay giếng trời rất thích hợp để đặt các chậu húng chanh. Để không chiếm diện tích ban công, chị em hãy kết hợp các giá sắt móc vào lan can, rồi đặt những chậu cây nhỏ xinh vào. Lá của cây có hương thơm sảng khoái tựa mùi chanh. Chính mùi the mát này khiến húng chanh có thêm tác dụng đuổi muỗi. Chị em tha hồ nhìn ngắm đất trời khi chiều buông mà không lo đám côn trùng quấy rầy. 3. Gừng Ngoài giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh viêm nhiễm khác, gừng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vậy nên khi bị cảm lạnh, chị em hãy uống một ly trà gừng hoặc ăn lát gừng tươi để giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Dùng tăm xiên qua củ gừng, sau đó đặt chúng trong ly nước. Chỉ để nước ngập 1⁄2 củ, như vậy mầm non mới nhú và phát triển được. Để như vậy sau khoảng 5 – 7 ngày, gừng sẽ mọc mầm.

Chị em có thể trồng gừng trong chậu hay ở góc vườn nhà, miễn là ở nơi có nhiều ánh sáng. Có nhiều cách đặt chậu cây chữa bệnh này sao cho đẹp mắt và hợp lý. Chẳng hạn như để cây trên bậu cửa sổ bếp với những chậu cây khác có cùng kích cỡ. Như thế, chúng sẽ trông giống một khu vườn gia vị thu nhỏ trong gian bếp của chị em. Còn nếu chị em chỉ muốn chậu gừng làm điểm nhấn cho ngôi nhà, hãy đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng, ít đồ đạc. Nhờ đó, cây khoe được trọn vẹn vẻ đẹp thanh mảnh của nó.

Hành lá

Hành lá là thứ gia vị không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nó được mệnh danh là “thuốc kháng sinh tự nhiên”. Ông bà ta từ xưa đã sử dụng bát cháo hành nóng nghi ngút khói để giải cảm. Theo khoa học, trong hành lá có chứa thành phần allicin – hợp chất phát huy tác dụng tương tự thuốc kháng sinh. Allicin là loại phytoncide có tính kháng khuẩn mạnh. Allicin giúp tăng quá trình tạo ra dịch nhầy, chống nhiễm khuẩn đường hô hấp. Và còn rất nhiều công dụng tuyệt vời khác của hành đối với hệ miễn dịch, giúp chị em phòng tránh bệnh hiệu quả.

Hành lá được mệnh danh là “thuốc kháng sinh tự nhiên”

Hành lá được mệnh danh là “thuốc kháng sinh tự nhiên”

Nếu muốn trang trí cây trong nhà theo kiểu vườn đứng độc đáo, chị em hãy đặt những chậu cây lên giá trang trí hay kệ sách nhiều tầng. Nên chọn những cây dễ trồng như hành lá. Lưu ý, không đặt chúng quá cao để thuận tiện cho việc chăm sóc. Bên cạnh đó, chị em nên sử dụng tông trắng cho chậu hay kệ trưng cây nhằm làm nổi bật vẻ đẹp cùng màu xanh mơn mởn của chúng.

Chị em nên sử dụng tông trắng cho chậu hay kệ trưng cây nhằm làm nổi bật vẻ đẹp cùng màu xanh mơn mởn của chúng

Chị em nên sử dụng tông trắng cho chậu hay kệ trưng cây nhằm làm nổi bật vẻ đẹp cùng màu xanh mơn mởn của chúng

Cây sống đời

kalanchoe-multi3-15930142027901254760255

Cây sống đời hay còn có tên gọi dân gian khác là cây lá bỏng là một loại cây được biết đến với tác dụng chữa bỏng là chính. Ngoài ra chúng còn được người dân dùng làm cảnh vì chúng có hoa rất đẹp và nhiều ý nghĩa phong thủy. Tuy nhiên ít ai biết được cây còn có rất nhiều tác dụng kháng khuẩn và trị các bệnh như chảy máu cam, trĩ, đau họng…

Cây đinh lăng

Loài cây xanh này thường được mọi người trồng trong nhà để có thể giữ tài lộc và xóa tan vận xui. Không những thế Đinh lăng còn được coi là nhân sâm của người nghèo cũng là thần dược chữa bách bệnh. Ngoài là một vị thuốc cây Đinh lăng còn là cây gia vị trong ẩm thực. Nó là một loại rau gia vị khá quen thuộc đối với chị em, có thể ăn sống lá đinh lăng nhỏ có nhiều răng cưa kèm với một số món ăn khác. Đinh lăng kho với cá, cũng là một món ngon dân dã, bổ dưỡng.

Đinh lăng luôn được giới đam mê cây cảnh yêu thích không chỉ vì vẻ đẹp từ gốc và thân của nó mà còn vì đây là vị thuốc quý giá từ xa xưa

Đinh lăng luôn được giới đam mê cây cảnh yêu thích không chỉ vì vẻ đẹp từ gốc và thân của nó mà còn vì đây là vị thuốc quý giá từ xa xưa

Đinh lăng luôn được giới đam mê cây cảnh yêu thích vì vẻ đẹp từ gốc và thân của nó. Không những vậy, đây là vị thuốc quý giá từ xa xưa. Rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát nên được sử dụng để giải độc, chống dị ứng, chữa ho ra máu. Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng khá hiệu quả.

Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, nếu không cơ thể sẽ rơi vào trạng thái say và mệt mỏi

Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, nếu không cơ thể sẽ rơi vào trạng thái say và mệt mỏi

Châu NTN – Webuy