16/09/2019

Thành phố thông minh – Di chuyển thông minh

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số với cuộc cách mạng 4.0, điều đó thôi thức xã hội phát triển hơn với các công nghệ số hiện đại hóa mà tiêu biểu là xu hướng Smart City. Trong đó Di chuyển thông minh là một trong 6 nền tảng xây dựng nên thành phố thông minh. Vậy, di chuyển thông minh có thực sự quan trọng đến vậy? Và Việt Nam phải làm gì để hướng tới Di chuyển thông minh?

Hệ thống giao thông thông minh và thành phố thông minh trong Mobility. /  Nguồn: The Sentinel

Hệ thống giao thông thông minh và thành phố thông minh trong Mobility. / Nguồn: The Sentinel

Ô nhiễm môi trường và giải pháp tối ưu của Mobility

Theo tính toán của Tổ chức Dân số thế giới, với mức độ phát triển đô thị hóa như hiện nay thì đến năm 2050, hơn 70% dân số sống tại thành phố, có nghĩa là cứ 10 người thì có đến 8 người sống ở các thành phố. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các thành phố trong việc điều tiết và hợp lý hóa các vấn đề xã hội đặc biệt là giao thông di chuyển giữa các thành phố và các vùng nông thôn. Từ những lý do đó, không chỉ Việt Nam mà các thành phố thông minh với hệ thống quản lý hiện đại đang là mục đích hướng đến của nhiều thành phố trên thế giới.

Để một thành phố phát triển bền vững, điều kiện cần thiết nhất là hệ sinh thái của thành phố phải là một vòng tuần hoàn khép kín ổn định. Hiểu được điều đó, điều mà các nhà khoa học đang hướng đến thực hiện là nhằm giảm sự phát thải khí CO2, có ảnh hướng tiêu cực đến tất cả các mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái thành phố. Chính vì thế, rất nhiều giải pháp đã được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, giảm khói bụi tắc nghẽn giao thông, nâng cao chất lượng môi trường sống. Hầu hết tất cả các thành phố hiện nay đều kêu gọi người dân ưu tiên sử dụng phương tiên công cộng thay cho các phương tiện cá nhân, đặc biệt hướng đến các phương tiện giao thông thông minh hạn chế khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Sơ đồ mô tả lượng phát thải khí CO2 của một số nước tiêu biểu, tính tổng cộng (phần bên trái) và tính theo đầu người (phần bên phải), phần nào cho thấy mức độ phát thải khí CO2 cá nhân. / Nguồn: BBC

Sơ đồ mô tả lượng phát thải khí CO2 của một số nước tiêu biểu, tính tổng cộng (phần bên trái) và tính theo đầu người (phần bên phải), phần nào cho thấy mức độ phát thải khí CO2 cá nhân. / Nguồn: BBC

Di chuyển thông minh trong thành phố thông minh. / Nguồn: Bluescan

Di chuyển thông minh trong thành phố thông minh. / Nguồn: Bluescan

Câu chuyện về Mobility trên thế giới

Thực hiện chủ trương cắt giảm lượng phát thải khí CO2 từ các phương tiện giao thông cá nhân, những chiếc xe bus không người lái đang được đi vào thí điểm hoạt động tại nhiều thành phố như Singapo, Hồng Kong, Fujisawa,… Để thu hút khách sử dụng xe bus bảo vệ môi trường, chính phủ Indonexia kêu gọi nhân dân đổi chai nhựa lấy vé xe, một công đôi việc, vừa hướng người dân ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, vừa xử lý tốt lượng rác thải nhựa thải ra mỗi ngày.

App Mobility - ứng dụng di chuyển thông minh trên điện thoại thông minh tại Mỹ / Nguồn: techcrunch.com

App Mobility – ứng dụng di chuyển thông minh trên điện thoại thông minh tại Mỹ / Nguồn: techcrunch.com

Tại những thành phố hiện đại đang xây dựng mô hình thành phố thông minh trên thế giới như London (Anh), Beclin (Đức), Rio de Janeiro (Brazil), Seoul (Hàn Quốc).  những ứng dụng Mobilty đang gây dựng công lao lớn trong giao thông thông minh của thành phố. Đó là những xe đạp mà khi sử dụng, người thuê sẽ phải đăng ký và nhận mã code sau đó nhập mã vào xe để lấy xe tại những điểm được bố trí sẵn trong thành phố. Ứng dụng Mobility này đang được thực hiện tại Bắc Kinh, Beclin,… Những tiện ích di chuyển thông minh này đi liền với sự phát triển của ứng dụng Smart Phone – công cụ không thể thiếu của hầu hết mọi người trong thế giới hiện đại. Ứng dụng Mobility này không chỉ giúp hạn chế lượng phương tiện cá nhân trong thành phố, không thải ra khí CO2 mà còn tạo hình ảnh đẹp văn minh khỏe khoắn của cư dân thành phố thông minh.

Ảnh: Nhà vô địch ca nô người Pháp và đồng chủ tịch của ứng cử viên Paris Tony Estanguet chụp ảnh tự sướng trên chiếc xe đạp Velib tại Champ de Mars ở Paris, Pháp / Nguồn © https://www.businessinsider.com/

Ảnh: Nhà vô địch ca nô người Pháp và đồng chủ tịch của ứng cử viên Paris Tony Estanguet chụp ảnh tự sướng trên chiếc xe đạp Velib tại Champ de Mars ở Paris, Pháp / Nguồn © https://www.businessinsider.com/

Không chỉ dừng lại ở đó, việc sử dụng Mobility còn để tìm cửa hàng hoặc nhà hàng hoặc tìm kiếm một số bạn bè ở gần đó đã trở thành hiện thực và hàng triệu người trên khắp thế giới đang sử dụng những tiện ích đó mỗi ngày. Bằng hệ thống Big Data, các thành phố của chúng ta có thể biến thành các thành phố thông minh và giúp chúng ta quản lý dễ dàng hơn trong các lĩnh vực như hành chính, quy hoạch đô thị, môi trường, phát triển kinh tế và các thành phố khác. Bên cạnh tính di động, giao thông và liên lạc, các chủ đề xã hội như minh bạch, tham gia và ra quyết định tốt hơn sẽ là một trong những phát triển tiếp theo của các thành phố thông minh hơn.

Bài toán Di chuyển thông minh tại Việt Nam

Trong nhiều năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, tỉ lệ đô thị hoá tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên khoảng 37,5% với 813 đô thị (năm 2017). Khu vực đô thị đóng góp hơn 70% GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan toả thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng trong cả nước. Yêu cầu thiết lập hệ thống quản lý Di chuyển thông minh là vô cùng cấp bách.

Với nền tảng là một quốc gia Châu Á có nền kinh tế tăng trưởng cao, Việt Nam đang đứng trước tiềm năng xây dựng những thành phố thông minh, đi đầu về việc thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo. Ứng dụng Mobility di chuyển thông minh đang được thí điểm tại một số nơi nhất định như trong thành phố Đà Nẵng, trong khu công viên đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để mở rộng hình thức này trên phạm vi lớn hơn tại các thành phố thì điều đầu tiên Việt Nam cần nâng cấp cơ sở hạ tầng. Phải nâng cấp đồng bộ hạ tầng cơ sở về cả xã hội và đô thị, nâng cao dân trí nhân thức văn hóa của người dân về Thành phố thông minh nói chung, Di chuyển thông minh nói riêng, quan trọng nhất hiện đại hóa hệ thống đường xá, điện, nước, wifi… Đây là vấn đề thiết yếu đòi hỏi cấp độ quản lý cao của các nhà chức trách, những nhà hoạch định kế hoạch.

Xe bus chạy bằng nhiên liệu sạch tại TP HCM / Nguồn: vnexpress.net

Xe bus chạy bằng nhiên liệu sạch tại TP HCM / Nguồn: vnexpress.net

Trước mắt, với sự phát triển của thế giới hiện đại, trong bối cảnh đất nước có nhiều phương tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe máy, Việt Nam có thể tiến hành hạn chế tại một số tuyến phố để thay thế bằng các phương tiện giao thông công cộng, dần dần thay đổi hạ tầng xã hội về nhận thức thói quen tham gia giao thông của người dân thành phố. Thí điểm hạn chế xe máy đi qua một số tuyến phố nhất định có thể thực hiện tại những thành phố có mật độ dân số cao như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vào những giờ cao điểm nhất định.

Với tầm quan trọng của việc di chuyển thông minh trong bối cảnh phát triển vũ bão của kỹ thuật số trong thời buổi hiện đại ngày nay, chúng tôi tin rằng trong thời gian không xa sắp tới những ứng dụng tiện ích của Mobility sẽ được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, trở thành lối sống hiện đại của người Việt trẻ.

KTS Thái Vũ Mạnh Linh – Founder dự án vietnamsmartcity.com

Bài viết nằm trong chương trình đào tạo chuyên gia về Smart City của học viện lãnh đạo quốc tế IAF – Đức với chủ đề Smartcities & Mobility do quỹ Friedrich Naumann Foundation tài trợ.