Nhôm được sử dụng với nhiều hình thức khác nhau trong các công trình xây dựng. Nhôm là loại vật liệu xây dựng xanh có tính linh hoạt cao đặc biệt khi được tái chế.
Từ các cấu trúc ngoại thất lớn như cửa sổ tới cửa ra vào, mái hiên, tán đậu xe, nhà kho và các tấm pin năng lượng mặt trời đều sử dụng các khung nhôm có trọng lượng nhẹ, bền và chống ăn mòn.
Nhôm bắt đầu được sử dụng trong các công trình xây dựng từ những năm 1920. Vào thời gian đó, nhôm chỉ xuất hiện chủ yếu trên các chi tiết trang trí tòa nhà, trang trí nghệ thuật. Cho tới năm 1930, nhôm được sử dụng phổ biến hơn với việc xây dựng tòa nhà Empire State ở NewYork. Các khung cửa sổ thép ban đầu của tòa nhà Empire State đã được thay thế vào năm 1994 bởi hiệu quả sử dụng năng lượng thấp. Các khung cửa ở tình trạng xấu đi so với ban đầu, nước và không khí rỏ rì vào trong tòa nhà. Giải pháp thay thế đó là khung nhôm, tiết kiệm năng lượng, 5460 cửa sổ của tòa nhà đã được thay thế.
Nhôm cũng là một thành phần quan trọng trong các công trình xanh được chứng nhận LEED. Mái nhôm được phủ đúng cách có thể phản chiếu tới 95% năng lượng mặt trời, điều này cải thiện đáng kể hiệu suất năng lượng của một tòa nhà khi so sánh với sắt và thép.
Nhôm là kim loại dễ dàng tái chế và là vật liệu xây dựng xanh quan trọng. Nhôm có thể tái chết tới 100% và trong quá trình tái chế nhôm không bị mất đi sức mạnh, trọng lượng nhẹ và hiệu quả về năng lượng. Do đó, nhôm có thể được tái chế nhiều lần mà không giảm chất lượng.
So với năng lượng cần thiết để sản xuất nhôm mới, quá trình tái chế giúp giảm mức năng lượng cần sử dụng hơn 90%. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá giá trị của nhôm như một loại vật liệu xây dựng xanh.
Thu Giang (Theo Green Building Elements)/Báo Xây dựng