13/07/2016

Thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương sau Brexit

Ngày 29/6, hãng nghiên cứu Jones Lang LaSalle (JLL) vừa chia sẻ thông tin mới nhất về việc sự kiện Brexit tác động đến thị trường bất động sản (BĐS) châu Á – Thái Bình Dương.

JLL đánh giá, các khách hàng nước ngoài đang phải hứng chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ Brexit và họ cũng không có khả năng tham gia đấu thầu cho đến khi biến động này đi qua. Kể cả các ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với châu Âu cũng không có khả năng đánh giá rủi ro với thị trường bấp bênh như hiện nay. Nhu cầu và việc đầu tư nội địa đang chi phối thị trường BĐS châu Á Thái Bình Dương.


Một góc thành phố Sydney (Úc).
(Nguồn: Internet)

Trong giai đoạn biến động tài chính vẫn đang tiếp tục, có thể dòng tiền đầu tư vào thị trường BĐS sẽ chậm lại, tuy nhiên sẽ vẫn có những người chiến thắng.

Lượng đầu tư ở châu Á – Thái Bình Dương lớn tới mức các kênh đầu tư khác tại khu vực châu Á có thể nắm lợi thế từ những cơ hội hiện tại. Một vài giá trị tiền tệ sẽ mạnh hơn – đặc biệt là đồng Yên (Nhật), qua đó làm gia tăng sức mua.

Sự gia tăng đáng kể của các loại tiền tệ này cũng có thể khiến lãi suất của ngân hàng Nhật xuống âm hơn và phải nới lỏng định lượng hơn nữa. Những chính sách này, nếu được ban hành thì thị trường BĐS vẫn sẽ có lợi.

TS. Megan Walters, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường vốn tại châu Á – Thái Bình Dương cho biết, thị trường BĐS Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào chủ nhà trong nước và tương đối tách biệt với khủng hoảng toàn cầu.

Tại các thị trường châu Á – Thái Bình Dương khác, các doanh nghiệp trong nước đang liên kết với các Cty đa quốc gia để phục vụ cho nền kinh tế nội địa. Vốn đầu tư châu Á và đặc biệt là các Cty bảo hiểm Trung Quốc đang rất tích cực trên đấu trường quốc tế. Các nhà đầu tư BĐS lớn nhất của Trung Quốc là những Cty bảo hiểm nội địa và trong hai năm qua đã đầu tư tại châu Âu và những nơi khác. Một vài những Cty này có thể sẽ phải hứng chịu thua lỗ từ những khoản đầu tư ngoại địa của họ.

Cũng theo TS. Megan Walters, tại Vương quốc Anh, cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi khối kinh tế – chính trị châu Âu khiến dòng vốn đầu tư vào thị trường London chậm lại trong quý đầu tiên. Ngược lại, có thể thấy sự gia tăng đáng kể nhu cầu đầu tư nội địa với những nguồn vốn xuất phát từ Trung Quốc, đặc biệt là Hồng Kông. Rất có thể lượng vốn ở châu Á sẽ tiếp tục xu hướng đầu tư vào những khu vực lân cận, tại các thị trường minh bạch như London, ví dụ như Sydney, hoặc những thị trường ngày càng có tổ chức như Thượng Hải.

TS. David Rees – Trưởng bộ phận nghiên cứu của JLL tại Úc cho biết: “Chúng tôi cho rằng thị trường BĐS Úc với bản chất ổn định và hấp dẫn luôn thu hút được nguồn vốn toàn cầu, do đó sẽ không bị ảnh hưởng mà còn có thể được cải thiện. Cả Anh và Úc đều được đánh giá là điểm đến ưa thích trong số những khu vực của mình, do các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư và lợi nhuận. Cả hai không chỉ được đánh giá là thị trường số một trong khu vực nội địa của mình mà còn là thị trường BĐS linh hoạt nhất toàn cầu”.

TS. Megan Walters cho biết thêm, tại các thị trường châu Á, có thể chúng ta sẽ thấy sự đình trệ của một vài hợp đồng tại châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian ngắn có liên quan đến các quỹ đầu tư với nhiều nhà đầu tư châu Âu. Tuy nhiên, theo quy luật của thị trường vốn toàn cầu, bất kể khoảng trống đầu tư nào mà các nhà đầu tư châu Âu để lại cũng sẽ nhanh chóng được tận dụng bởi các nguồn vốn khác. Trong những thời kì biến động này, BĐS đóng vai trò là kênh đầu tư cố định cho danh mục đầu tư khi mà các nhà quản lý quỹ tập trung hơn vào các tài sản linh động.

(Báo Xây dựng)