Xu hướng sử dụng vật liệu xanh trong Ngành Xây dựng
(KTVN) – Trong nhiều năm qua, việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, thúc đẩy nghiên cứu sản xuất, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu có tính năng tiết kiệm năng lượng đã và đang là một trong những ưu tiên của Ngành Xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Xu hướng sử dụng vật liệu xanh trong Ngành Xây dựng
Trao đổi về vấn đề này, TS.KTS Nguyễn Tất Thắng – Nghiên cứu viên cao cấp Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng), tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và môi trường đang là những vấn đề đặc biệt quan tâm của mỗi quốc gia trong phát triển kinh tế – xã hội hiện nay.
Ngày nay, nền kinh tế không chỉ thuần túy phát triển theo hướng tuyến tính, mà cần theo hướng tuần hoàn. Ở đó, mọi sản phẩm vật chất cho xã hội luôn có xu thế tái tạo, trên cơ sở tận dụng các nguồn phế thải cả vô cơ lẫn hữu cơ. Không những vậy, chúng còn cần phải thỏa mãn là những sản phẩm xanh, ít độc hại, thân thiện với con người và môi trường… đem lại mọi sự kiến tạo, phát triển một cách bền vững.
Theo TS.KTS Nguyễn Tất Thắng, Ngành Xây dựng là một ngành tiêu hao năng lượng cũng như tiêu tốn tài nguyên nhất, cả ở đầu vào trong các quá trình khai thác, sản xuất vật chất và đầu ra trong quá trình vận hành, sử dụng, trong đó có lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Những thách thức đang đặt ra cho lĩnh vực vật liệu xây dựng, đó là đi đôi với những thiết kế cho các công trình xây dựng, được hỗ trợ bởi công nghệ số, lại cần đòi hỏi đáp ứng ở cả vật liệu xây dựng theo xu hướng xanh, đáp ứng được với công nghệ kỹ thuật, thân thiện với con người và môi trường, và trên hết là giải quyết bài toán về tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sức lao động, giá thành, hiệu suất sử dụng cũng như sản xuất đại trà theo hướng tuần hoàn, hướng tới bền vững.
Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên – Viện Khoa học công nghệ Đô thị xanh cũng đưa ra nhiều giải pháp phát triển công trình xanh tại Việt Nam cần phải có chiến lược xanh trong toàn bộ các lĩnh vực, công đoạn và cần bắt đầu ngay từ khâu thiết kế. Phát triển công trình xanh cần được triển khai bao trùm trên cả đô thị, công trình kiến trúc, vật liệu và các sản phẩm xây dựng. Cần phải tạo một nguồn cung các sản phẩm xanh dồi dào, phong phú và có chất lượng cao với giá thành hợp lý thông qua các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xây dựng công trình xanh; nghiên cứu, sản xuất vật liệu xây dựng xanh, thân thiện môi trường…
Lựa chọn vật liệu xanh đảm bảo các tiêu chí
Chia sẻ về vấn đề này, ông Bùi Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Hệ thống phân phối sàn gỗ cao cấp 1st Floor (đơn vị phân phối độc quyền mẫu sàn gỗ thương hiệu Kronopol tại Việt Nam) cho rằng, hiện nay nhu cầu về sử dụng vật liệu xanh, an toàn và thân thiện với môi trường đang đặt ra nhiều thách thức.
Tuy nhiên, ông cho rằng, sàn gỗ Kronopol là một sản phẩm của Tập đoàn Swiss Krono Group do 1st Floor đang phân phối đủ điều kiện đáp ứng được những tiêu chí này. Đối với vấn đề an toàn, sản phẩm sàn gỗ Kronopol đã đạt tiêu chuẩn E1 trong lĩnh vực sàn gỗ và nội thất, là tiêu chuẩn đảm bảo tốt nhất cho người sử dụng. Tất cả nguyên vật liệu đầu vào của Kronopol đều được kiểm định bởi các tổ chức, hiệp hội trong lĩnh vực ở châu Âu.
Không những thế, Tập đoàn Swiss Krono Group đã gia nhập vào Hiệp hội sàn gỗ châu Âu (EPLF), nơi mà các đơn vị đều phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố kiểm định đầu vào của nguyên vật liệu.
Nhà máy sản xuất sàn gỗ Kronopol vận hành theo quy trình, quy chuẩn chặt chẽ từ khâu trồng rừng, khai thác, đưa vào sản xuất ra thành phẩm, bán thành phẩm và đưa ra thị trường xuất khẩu.
Là một đơn vị phân phối thuộc Hệ thống phân phối sàn gỗ cao cấp 1st Floor, ông Vũ Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH Sàn gỗ Hà Thành cho biết, Showroom Hà Thành đang cung cấp cho khách hàng 4 loại sàn gỗ là sàn gỗ Kronopol nhập khẩu từ Ba Lan, sàn gỗ Kaidal nhập khẩu từ Áo, sàn gỗ Dongwha của Hàn Quốc và sàn gỗ Mayer được gia công tại các nhà máy của Việt Nam. Tất cả các dòng sản phẩm do Showroom Hà Thành đang phân phối đến người tiêu dùng đều là vật liệu tự nhiên.
Về quy trình sản xuất, sau khi trồng và khai thác, nhà máy sẽ thu gom và nghiền nguyên vật liệu tự nhiên đó thành sợi, bột. Tiếp đó, nhà máy sẽ tẩm các loại phụ gia để tạo nên sự gắn kết cho nguyên vật liệu và chuyển sang công đoạn ép để tạo thành các sản phẩm tùy theo nhu cầu. Trong đó, lượng phụ gia các nhà máy sử dụng trong sản xuất được kiểm soát theo tiêu chuẩn của Châu Âu, đảm bảo an toàn với môi trường và người sử dụng.
“Trong các dòng sản phẩm mà chúng tôi đang phân phối, có 2 dòng sản phẩm cao cấp là sàn gỗ Kronopol và sàn gỗ Kaindl đã được Hiệp hội các nhà sản xuất sàn gỗ công nghiệp hàng đầu Châu Âu (EPLF) chứng nhận đạt tiêu chuẩn E1 về khí phát thải ra môi trường, hàm lượng Formaldehyde gần như bằng 0, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Cùng với đó, về độ mài mòn, chống xước bề mặt của 2 dòng sản phẩm này đạt tiêu chuẩn cao nhất là AC6 (Abrasion Criteria)”, Giám đốc Công ty TNHH Sàn gỗ Hà Thành cho hay.
Ngoài việc đảm bảo an toàn cho môi trường và người sử dụng sản phẩm, ông Trường cũng khẳng định, đơn vị này luôn đặt ra tiêu chí đảm bảo tính bền vững cho nguồn nguyên liệu tự nhiên là tái tạo rừng, tức là khi khai thác bao nhiêu cây gỗ để phục vụ sản xuất thì sẽ trồng lại số lượng cây tương ứng để đảm bảo tính ổn định của môi trường tự nhiên.
Quang Tuyền