02/10/2018

Việt Nam gặp khó khăn trong công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Tại Hội thảo “Giải pháp Công nghệ trong Xử lý Rác: Hướng tới một Nền Kinh tế Tuần hoàn và Cac – bon Thấp”, PGS. TS Vũ Thị Vinh đã trình bày về hiện trạng và kiến nghị vấn đề xử lý rác thải ở VN.

Sáng ngày 1/10/2018, tại Hà Nội, Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) phối hợp với Học viện Cán bộ Quản lý xây dựng và Đô thị (AMC) thuộc Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo “Giải pháp Công nghệ trong Xử lý Rác: Hướng tới một Nền Kinh tế Tuần hoàn và Cac-bon Thấp”.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo

Tham dự Tọa đàm có đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, các thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà khoa học, học giả, chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế.

Nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác xử lý chất thải rắn

Tại Hội thảo, PGS. TS. Vũ Thị Vinh, Nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội Các Đô thị Việt Nam đã trình bày thực trạng chung về rác thải đô thị và nông thôn Việt Nam, hiệu quả và hệ lụy của các công nghệ hiện có như chôn lấp, ủ sinh khối – đốt sinh khối và phát điện, khí hóa.

Theo đó, bài trình bày trên chỉ rõ những hạn chế và khó khăn trong công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTR SH) ở nước ta giai đoạn hiện nay.

PGS. TS Vũ Thị Vinh trình bày tại hội thảo

PGS. TS Vũ Thị Vinh trình bày tại hội thảo

Theo báo cáo của dự án JICA năm 2017, các bãi rác chôn lấp rác đang trong tình trạng quá tải và sức chứa còn lại từ 4 năm trở xuống là 179 bãi/407 bãi (trong diện khảo sát). Đây là vấn đề đáng báo động đối với các địa phương ở nước ta.Cụ thể, các bãi chôn lấp chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh lượng lớn nước rỉ rác; các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác.

Về công nghệ sản xuất phân vi sinh, phương pháp này chủ giải quyết được một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt do chưa phân loại rác thải tại nguồn, vì vậy chất lượng phân sản xuất ra không đảm bảo yêu cầu quy định.

Các nhà máy XLRTSH thành phân vi dây chuyền CN nhập khẩu từ nước ngoài do không phân loại rác thải tại nguồn nên không hiệu quả. Thường phải thực hiện cải tiến công nghệ, thiết bị để phù hợp với đặc điểm rác thải sinh hoạt các đô thị nước ta (Nhà máy Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh).

Minh chứng cho nhận định này, khảo sát của dự án JICA đối với 43 cơ sở sản xuất phân hữu cơ cho thấy, có 84% cơ sở bán hoặc cho người dân sử dụng và 14% không bán được phải giữ lại trong kho. Việc cho người dân sử dựng có nghĩa là không thu hồi được cho phí sản xuất. Kết quả này cũng tương tự như dự án khảo sát của Hiệp hội các đô thị Việt Nam và UNESCAP năm 2013.

Về công nghệ đốt rác, vấn đề đặt ra là thu hồi năng lượng của các cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ đốt. Trong số 161 cơ sở đốt thì chỉ có 2% cơ sở thu hồi năng lượng để phát điện và 2% cấp nhiệt cho mục đích khác (theo JICA năm 2017). Hầu hết các sơ sở đốt (78%) không có kế hoạch thu hồi năng lượng.

Hiện nay, một số địa phương đang sử dụng công nghệ đốt nhỏ cho các xã ngoại thành. Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường khuyến cáo công nghệ này tiểm ẩn hiểm họa với môi trường, nguy cơ phát thải Dioxin nhưng nhiều tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục đầu tư lò đốt rác thải cỡ nhỏ để xử lý rác thải sinh hoạt.

Công nghệ phải phù hợp với từng địa phương

Mặc dù vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nhưng Việt Nam cũng đã có được những thành công bước đầu trong công nghệ xử lý CTR thành điện.

Thành công đầu tiên phải kể đến công nghệ được nhập khẩu hoàn toàn từ CHLB Đức với dây chuyền xử lý rác của STADLER thuộc Công ty TNHH phát triển Dự án Việt Nam đặt tại xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Dự án trên xử lý 250 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày, từ đầu vào rác thải, các dây chuyền sản xuất khí sinh học kết hợp phát điện, nhiệt phân chất thải rắn để sản xuất điện có công suất 5,4MW. Dự án còn sản xuất 10.000 tấn phân bón mỗi năm, phục vụ nông nghiệp công nghệ cao.

1538368000-hoi-thao-1

Tham dự Tọa đàm có đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, các thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà khoa học, học giả, chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế

Bên cạnh đó, là thành công từ công nghệ lò đốt chất thải rắn BD-Anpha của Công ty TNHH MTV Đức Minh. Đây là mô hình khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng lò đốt BD-Anpha.

Công ty TNHH MTV Đức Minh đã xây dựng và bàn giao trên 20 mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng lò đốt BD-Anpha. Sản phẩm không chỉ đốt triệt để lượng rác thải phát sinh mà còn được tích hợp hệ thống thu hồi nhiệt từ việc đốt rác thải để cấp nhiệt cho lò hơi trong công nghiệp.

Đặc biệt, phải kể đến thành công từ công nghệ điện rác của Công ty TNHH MTV Sa Mạc Xanh, kế thừa và phát triển từ công nghệ nguồn MBT-CD.08, chuyển hóa chất thải rắn thành nhiên liệu, nâng giá trị năng lượng tái tạo này thành nguồn năng lượng xanh đóng góp quan trọng trong việc xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải đô thị, làm sạch cảnh quan môi trường, trả lịa môi trường xanh sạch đẹp.

Tại hội thảo, TS. Vũ Thị Vinh cũng đưa ra nhiều khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cử lý chất thải rắn. Cụ thể, chuyên gia nhấn mạnh đến vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn và quản lý từ Trung ương đến các địa phương cần đánh giá khách quan và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiến hành thuật tiện. Đặc biệt đối với công nghệ đốt rác thải thành điện năng hiện tại còn rất mới đối với nước ta.

Theo bà Vinh, vấn đề xử lý chất thải rắn cần một cơ chế tài chính trong đầy tư công nghệ xử lý CTR SH để khuyến khích các thành phần tư nhân tham gia đầu tư. Và để quản lý tốt CTR, cần có sự chung tay của cả cộng đồng.

Cẩm Anh/Môi trường và Đô thị