Vật liệu xây dựng xanh được ứng dụng nhiều trên thế giới
Trong nhiều năm qua, với vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Việc nghiên cứu, phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đã và đang được quan tâm ứng dụng trên nhiều công trình xanh trên toàn thế giới.
- Kính phát xạ thấp (Low-E-coating)
Loại kính này được phủ một lớp oxit kim loại trong suốt cực mỏng bên ngoài có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời ngược lại, giúp giảm sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong. Có tác dụng giảm sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong, giảm thiểu số lượng tia cực tím và hồng ngoại đi qua nhưng không làm giảm lượng ánh sáng truyền đi. Nhờ đó, người ở trong nhà không bị chói mắt và đồ nội thất không thiệt hại do nắng; đồng thời đảm bảo tính nhất quán nhiệt độ giữa các phòng.
Bảo tàng nghệ thuật Guggenheim Bilbao ( Tây Ban Nha) với những mặt thiết kế pha trộn kính Low-E.
- Bê tông sản xuất từ tàn tro
Giảng đường trường đại học California-Berkeley sử dụng tàn tro trong bê tông.
Bê tông là loại vật liệu xây dựng phổ biến nhất cúng là một trong những tác nhân lớn gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu. Khí thải phát sinh từ sản xuất bê tông ước tính chiếm tới 5 – 10% lượng phát thải nhà kính. Quá trình nung đá vôi, đất sét và một số phụ gia ở 1450 độ để tạo ra xi măng đã khiến các liên kết đá vôi bị phá hủy, sản sinh ra khí thải nhà kính. Ngành công nghiệp bê tông hướng đến sử dụng các phẩm phụ công nghiệp như tàn tro và xỉ lò cao như một sự thay thế cho loại bê tông chỉ cùng xi măng và vật liệu độn để vừa có thể giảm lượng xi măng cần dùng vừa cải thiện sức mạnh và độ bền của bê tông, giảm CO2 từ 15% đến 40%.
Cuối cùng, khi một kết cấu bê tông đã hoàn tất mục đích đầu tiên, bê tông có thể được nghiền nát để làm vật liệu độn cho bê tông mới hoặc làm vật liệu nền cho đường xá, vỉa hè.
3. Gạch không nung
Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất và không dùng nhiên liệu như than, củi…để đốt nên gạch không nung không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường. Gạch không nung lại mang những ưu điểm thực tiễn: cách âm tốt gấp hai lần gạch đất nung, phù hợp xây phòng cách âm; khả năng chống thấm, chịu nhiệt cao, siêu nhẹ giúp cho công trình giảm được sức chịu tải của kết cấu móng, tiến độ xây dựng nhanh, hấp thụ nước thấp, ít hấp thu xi măng, dễ cắt gọt.
Khu phức hợp Keangnam tại Hà Nội là một trong những công trình sử dụng nhiều gạch không nung.
- Bê tông thấm tiêu nước
Mặc dù không phải là một công nghệ mới nhưng bê tông thấm nước vẫn giữ vị trí quan trọng nhờ tác dụng hiệu quả trong việc xử lý chống ngập. Trong khi bê tông thông thường có cấu trúc đặc không thấm nước thì bê tông thấm tiêu được làm ra từ những hạt đá cùng kích cỡ kết dính bằng hồ xi măng, rất ít hoặc không dùng cát nên chúng có cấu trúc lỗ rỗng hở liên tục.
Điều này cho phép lưu lượng nước chảy qua bề mặt và được lọc vào lòng đất. Khu vực bãi đỗ xe nếu sử dụng bê tông thấm nước sẽ giúp giảm sự cần thiết của hệ thống thoát nước. Bê tông thấm tiêu có thể ứng dụng trên mọi kiến trúc sàn cần xử lý thoát nước, chống ngập.
5. Ngói không nung thân thiện môi trường
Cùng với sự đầu tư công nghệ và kỹ thuật, đã xuất hiện nhiều loại ngói để xây dựng các tòa nhà sinh thái thân thiện mà không cần trải qua khâu nung như ngói truyền thống, trong đó có phương pháp đúc ép xi măng làm ngói màu, hay phương pháp ép nóng hỗn hợp vỏ trấu và nhựa PP có thể tạo ra những viên ngói có trọng lượng chỉ bằng 1/4 viên ngói thường. Ngoài ra loại ngói đất sét được làm bằng đất sét tự nhiên và gạch dễ dàng được tái chế thành tấm ngói mới khi hết chu kì sử dụng hay bị vỡ.
ximang.vn