01/05/2016

Vật liệu cách âm – cách nhiệt: Xu hướng cho công trình xanh

Xu hướng vật liệu “xanh” thân thiện với môi trường đang trở thành trào lưu của các nhà sản xuất VLXD, bao gồm cả vật liệu xây đến vật liệu kết cấu. Do đó, vật liệu cách âm cách nhiệt cũng không nằm ngoài trào lưu đó. Những vật liệu cách âm, cách nhiệt mới được các nhà sản xuất quan tâm nghiên cứu đưa ra thị trường và đang trở thành là một trong những vật liệu xanh tiêu biểu được thị trường VLXD đón nhận.


Hiện nay trên thị trường cách nhiệt có nhiều loại cách nhiệt như gạch trần, sơn, túi khí, tấm lợp kim loại, bông thuỷ tinh, xuất xứ đa dạng trong nước, Trung Quốc, Malaysia. Nhưng hầu hết không thích hợp sử dụng dân dụng do tính thân thiện với môi trường và an toàn trong sử dụng. Tuy nhiên đối với các loại nhà mái tôn, mái ngói, mái fibroximăng thì việc lựa chọn sử dụng các chất liệu cách nhiệt lại là nhu cầu rất thiết yếu trong thời tiết nắng nóng hiện nay.

Dạo qua các cửa hàng vật liệu cách âm cách nhiệt trên đường Phan Huy Ích, Tô Hiến Thành, Thành Thái tại TP.HCM, chị Hằng chủ một cửa hàng VLXD cho biết hiện nay trên thị trường có nhiều loại cách nhiệt nhưng có tấm cách nhiệt cách âm cách nhiệt của Cát Tường là phổ biến và bán chạy nhất do chất lượng tốt và không ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tính năng tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường.

Anh Tuấn ở Q.Hoàng Mai (Hà Nội) sử dụng tấm cách nhiệt cách âm trên trần nhà để làm mát nhiệt độ trong nhà chỉ với chi phí 2 triệu đồng cho tấm cách nhiệt cách âm Cát Tường cho diện tích nhà là 40m2. Anh cho biết khi sử dụng tấm cách nhiệt vừa được tiết kiệm điện năng, máy lạnh cũng không hao điện, ánh sáng phản xạ được nhiều hơn. Bên cạnh đó những ngày nắng nóng nhất điều hoà cũng không phải chạy quá tải. Còn những ngày mưa thì đỡ ồn hơn với loại nhà lợp mái tôn như nhà anh. Nhất là với khí hậu đặc trưng của Việt Nam là nhiệt đới gió mùa với độ ẩm không khí cao, thường xuyên có hiện tượng nồm ẩm, nên các nhà sản xuất đã nghiên cứu ra nhiều sản phẩm vật liệu cách nhiệt dựa trên nguyên lý khoa học về nhiệt bức xạ, ứng dụng đặc tính của màng nhôm để ngăn cản nhiệt bức xạ. Màng nhôm có độ phản xạ là 97% trong khi đó độ phát xạ chỉ 3%. Do vậy, màng nhôm được sử dụng để chế tạo các vật liệu cách nhiệt phản xạ, mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương thức truyền thống. Sản phẩm vật liệu cách nhiệt, cách âm chỉ chiếm 2% tổng giá trị đầu tư công trình song hiệu quả tiết kiệm năng lượng lâu dài khi sử dụng sản phẩm này là không thể tính đến. Đơn cử việc sử dụng vật liệu cách nhiệt cho công tŕnh nhà ở đã có thể tiết kiệm đến 0,76KW/h cho việc chạy một máy điều ḥa 9.000 BTU trong một tiếng đồng hồ.

Một số đơn vị đi đầu trong sản xuất loại vật liệu cách âm, cách nhiệt mới này là Cty XNK & Đầu tư Cát Tường, Cty CP Công nghiệp Vĩnh Tường… Với các sản phẩm như bông khoáng, bông thủy tinh, túi khí, mút xốp cách nhiệt với các mặt bạc (tráng nhôm). Bên cạnh đó, vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng cho các công trình cao tầng tại Việt Nam, các loại sơn cách nhiệt thân thiện môi trường, sàn gỗ công nghiệp, ngói lợp làm từ vỏ trấu kết hợp với nhựa PP… cũng là các sản phẩm cách nhiệt đang được các DN ứng dụng và sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường.

Trao đổi với ông Nguyễn Tiến Cường – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty XNK và Đầu tư Cát Tường về sản phẩm cách nhiệt của Cty, ông cho biết: Có thể nói trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cách âm cách nhiệt được sử dụng. Tuy nhiên bây giờ người tiêu dùng rất thông thái, họ lựa chọn sản phẩm cách nhiệt được sản xuất tại Việt Nam, sản phẩm uy tín và có số lượng xuất khẩu lớn trên thị trường các nước Trung Đông, Châu Phi…

Ngoài việc thông thái lựa chọn cho mình sản phẩm hữu ích trong công trình xây dựng, người tiêu dùng thông minh cũng cần hưởng ứng sử dụng vật liệu xanh cho một cuộc sống tốt hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho hành tinh chúng ta.

Thanh Huyền/Báo Xây dựng