Ra mắt Chương trình Architecture Leader Perspective (ALP) – “Tương lai không gian sống Việt Nam”
Ngày 31/03/2022, tại Showroom LIXIL 46 Bích Câu, LIXIL Việt Nam đã ra mắt chương trình Architecture Leader Perspective (ALP) 2021-2022: “Tương lai không gian sống Việt Nam” với mục đích tìm ra giải pháp kiến trúc cho các vấn đề của cuộc sống đương đại.
Tham dự Chương trình, về phía Nhà tài trợ LIXIL Việt Nam có Ông Katsuaki Uchidate – Tổng giám đốc thương mại LIXIL Việt Nam, Bà Toshie Takahashi – Giám đốc Marketing LIXIL Việt Nam, Ông Nguyễn Tristan Chinh – Giám đốc kinh doanh toàn quốc LIXIL Việt Nam.
Về phía Hội đồng cố vấn và chuyên môn có KTS Lê Viết Hải – Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (SACA), Ông Đinh Hồng Kỳ – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (SACA), PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh – Phó trưởng khoa Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương – Trưởng khoa Nội thất, Đại học Kiến trúc Hà Nội, TS.KTS Nguyễn Cao Lãnh – Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội, TS Hoàng Vĩnh Long – Trưởng khoa Vật liệu xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội, KTS Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch Chi hội Kiến trúc sư Cảnh quan, Trưởng bộ môn Cảnh quan, Đại học Xây dựng Hà Nội.
Ngoài ra chương trình còn có sự tham gia của đại diện các công ty kiến trúc – thiết kế, đại diện các chủ đầu tư, công ty xây dựng và các cơ quan báo chí, truyền thông.
“Tương lai không gian sống Việt Nam” là chương trình kết hợp giữa các Chủ đầu tư và các Công ty Kiến trúc – Thiết kế nhằm sáng tạo giải pháp thiết kế, kiến trúc, công nghệ hướng đến mục tiêu sống an toàn, sống khỏe, sống tiện lợi, sống thông minh, sống bền vững, sống thăng hoa. Chủ đề của chương trình đẩy mạnh triết lý thiết kế vì con người, vì một cuộc sống tốt đẹp, khỏe mạnh, an toàn, tiện lợi, thông mình bền vững và thăng hoa hơn. Các vấn đề được giải quyết có thể kể đến như: Đô thị và nhà ở thông minh; Thiết kế nghỉ dưỡng bền vững và thăng hoa; Giải pháp thiết kế chung cư, nhà ở (đặc biệt đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ); Nhà ở xã hội xanh và tiện nghi; Nhà ở phòng tránh lũ, nhà ở an toàn trong đại dịch; Nhà ở với nội thất và vật liệu đảm bảo sức khỏe….
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Katsuaki Uchidate cho biết: “Là một tập đoàn sản xuất dẫn đầu toàn cầu về các sản phẩm về công nghệ nước và vật liệu xây dựng, mục đích của chúng tôi là mang lại một ngôi nhà tốt hơn cho mọi người ở mọi nơi, sản phẩm của chúng tôi hiện đang được tiêu dùng bởi hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới. Và chúng tôi thực hiện điều đó qua các hoạt động kinh doanh cũng như các chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội ở các quốc gia.
Tại Việt Nam, chúng tôi có 4 thương hiệu là American Standard, INAX, Grohe và TOSTEM. Chúng tôi đã và đang đáp ứng yêu cầu của khách hàng và mang lại cho họ một ngôi nhà, một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tài trợ và phát triển rất nhiều chương trình trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng kiến trúc và thiết kế như chương trình Architecture Leader Perspective (ALP) – một hoạt động đa dạng hướng tới sự kết nối và định hướng giữa các đối tác để cùng phát triển kiến trúc và thiết kế tại Việt Nam cũng như đề xuất giải pháp cho xã hội; ALP mini talk – chuỗi mini talk xoay quanh văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật; LIXILTalent Match – chương trình tìm kiếm và nuôi dưỡng tài năng kiến trúc và thiết kế trẻ. Chương trình ALP năm nay chúng tôi đồng hành với slogan của LIXIL – To good living với mục tiêu xa hơn là thực hiện thông điệp mạnh mẽ trách nhiệm xã hội của ban tổ chức và các đối tác.
Hai năm đại dịch vừa qua, nhu cầu về không gian sống tốt đẹp hơn cho con người được đặt ra ngày một cấp thiết hơn. Vì vậy với chủ đề năm nay “Tương lai không gian sống Việt Nam”, ALP 2021-2022 đặt trọng tâm tìm kiếm chìa khóa cho không gian sống tương lai của Việt Nam, từng bước giải quyết các vấn đề trong kiến trúc, xây dựng hiện nay như an toàn, không gian xanh, không gian công cộng… Tôi tin tưởng rằng chuỗi các hoạt động năm nay bao gồm tọa đàm, nghiên cứu lý luận, triển lãm… sẽ mang đến nhiều giá trị cho lĩnh vực kiến trúc, xây dựng cũng như toàn xã hội.”
Là thành viên trong Hội đồng cố vấn, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ: “Tham gia hội đồng cố vấn, tôi có rất nhiều cảm xúc và cảm thấy đây là cơ hội để mình được đóng góp những trăn trở, suy tư trong thực trạng phát triển không gian ở tại Việt Nam. Với việc chương trình được tổ chức chặt chẽ từ đầu đến cuối nhưng cũng rất linh hoạt, tôi hi vọng kết quả cuối cùng do các đề tài mang lại sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn do xã hội đặt ra. Tôi cho rằng đây là hướng đi rất phù hợp. Tôi mong rằng các chương trình tiếp theo sẽ tiếp tục giải quyết được vấn đề cần thiết để phát triển kiến trúc và KTS nước nhà.”
Đại diện cho nhà tài trợ, bà Toshie Takahashi đã gửi lời cảm ơn chân thành đến các đơn vị bảo trợ, hội đồng cố vấn, những người đã góp phần tìm kiếm chìa khóa giải quyết những vấn đề thực trạng không gian sống Việt Nam hiện nay. INAX vô cùng vinh dự được đồng hành cùng chương trình ngày hôm nay. Hướng đến giá trị cốt lõi là chất lượng – thiết kế – công nghệ – trách nhiệm xã hội, INAX liên tục cho ra mắt các công nghệ mới, không ngừng nâng cao chất lượng. INAX tin tưởng rằng sản phẩm của INAX sẽ luôn mang đến giá trị hữu ích cho cộng đồng cũng như không gian sống thông qua nghiên cứu chuyên sâu đến từ các công ty kiến trúc.
Chương trình đã công bố 5 chủ đề nghiên cứu sẽ là trọng tâm của Tương lai không gian sống Việt Nam:
Vùng ven – nơi chuyển giao giữa đô thị và nông thôn, là khu vực chịu sự ảnh hưởng mạnh của đô thị hóa. Hệ quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu đột ngột từ nông thôn sang đô thị trong khi thiếu công cụ quản lý và định hướng là sự phát triển lệch lạc, lộn xộn trên nhiều mặt.
Dự án nghiên cứu của 1+1>2 nghiên cứu phát triển không gian ven đô tỉnh Ninh Bình, từ đó đưa ra định hướng phát triển chung về quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan cho vùng ven đô.
Đề tài 02 – “Zu – Không gian số 0 – Hướng tới tái cấu trúc không gian đô thị hiện hữu” thực hiện bởi Công ty TNHH MTV THO.A (Atelier tho.A). Đồng hành cùng dự án là Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) và Nhà tài trợ GROHE
Dự án của Atelier tho.A là tập hợp của 5 phương án nhỏ thuộc Zu Series, mỗi phương án cố gắng giải quyết các vấn đề khác nhau được đặt ra của “Tương lai không gian sống Việt Nam”. Cụ thể, các nội dung nghiên cứu sẽ tìm kiếm giải pháp cho không gian sống giúp nuôi dưỡng cá nhân phát triển; không gian chức năng tăng tương tác giữa người với người; giải pháp để đô thị trở nên có ý nghĩa hơn với cư dân…
Nhà chung cư cao tầng đã và đang trở thành xu hướng được lựa chọn tại các thành phố vì nhiều tiện ích mà nó mang lại, tuy nhiên, thực trạng cho thấy còn nhiều bất cập, thiếu tính an toàn trong quá trình sử dụng.
Nhóm nghiên cứu của CUBIC sẽ tìm hiểu nguyên nhân các trường hợp tai nạn tại khu chung cư hiện nay, tìm hiểu các mô hình, dự án đã được xây dựng và đề xuất các giải pháp thiết kế vừa có tính thẩm mỹ, vừa hiệu quả, giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
Đây là Dự án nghiên cứu vấn đề ứng dụng công nghệ AI trong kiến trúc. Đối tượng nghiên cứu của dự án trong giai đoạn này là những khu ở cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhóm nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp với tiêu chí: có tính ứng dụng thực tiễn cao, khoa học và tiết kiệm năng lượng đồng thời mang tính điển hình, có thể nhân rộng và áp dụng ở nhiều trường hợp và vị trí.Đề tài 05 – “Nhà ở trung tầng tại Việt Nam” thực hiện bởi Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng TTA Partners. Đồng hành cùng dự án là Công ty TNHH Biệt Thự Vàng và Nhà tài trợ American Standard.
Ngoài ra Chường trình ALP 2021-2022 còn các sự kiện ALP mini talk, tọa đàm thảo luận, triển lãm Pavillon, cuộc thi thiết kế và các hoạt động mở rộng.
Về chương trình ALP:
Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng và tổ chức từ năm 2016 bởi LIXIL Việt Nam, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Năm 2021-2022, chương trình mở rộng quy mô và tăng thêm tính chuyên sâu bởi sự bảo trợ từ các đơn vị: Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (SACA); Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam; UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chương trình được hỗ trợ truyền thông bởi các cơ quan truyền thông đầu ngành như: Kiến Việt, Tạp chí Kiến trúc, Tạp chí Nhà Đẹp, X-hub,…
Thông qua các hoạt động kết nối, tương tác, nghiên cứu chuyên sâu, ALP 2021-2022 kiến tạo một nền tảng chung để các công ty kiến trúc, kiến trúc sư, chủ đầu tư, chuyên gia trong ngành Kiến trúc – Xây dựng cùng hợp tác đem tới giải pháp, đề xuất giải quyết các vấn đề trong thực tiễn môi trường xây dựng tại Việt Nam, hướng đến tương lai không gian sống tối ưu cho người Việt.
Xem thêm chi tiết chương trình tại: http://alplixil.com/
———————————–
Về LIXIL:LIXIL là nhà sản xuất tiên phong các sản phẩm về Công nghệ nước và Vật liệu Xây dựng cho nhà ở giúp giải quyết các thách thức hàng ngày, hiện thực hóa giấc mơ về một ngôi nhà hoàn thiện hơn cho mọi người, ở mọi nơi. Là công ty toàn cầu, LIXIL có hoạt động tại hơn 150 quốc gia. Thừa kế di sản Nhật Bản, LIXIL tạo ra công nghệ hàng đầu thế giới và đổi mới để đem đến các sản phẩm chất lượng cao, giúp biến đổi ngôi nhà. Nhưng sự khác biệt của LIXIL nằm ở cách công ty thực hiện điều này; thông qua thiết kế có ý nghĩa, tinh thần doanh chủ, cống hiến để cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người và tăng trưởng kinh doanh có trách nhiệm.
Tại Việt Nam, LIXIL hiện diện với 4 thương hiệu GROHE, INAX, American Standard và TOSTEM với 11 nhà máy, hơn 3,300 nhân viên và hơn 8,000 hệ thống cửa hàng trên toàn quốc.
PV