(Tạp chí KTVN 229) – Một trong các bước đột phá của Thông tư 13 là việc hợp nhất 03 nội dung quan trọng nhất của công tác quy hoạch nông thôn là Quy hoạch về dân cư và hạ tầng + Quy hoạch sản xuất + Quy hoạch đất đai. Đây là 03 loại hình quy hoạch vốn trước đây được triển khai độc lập theo hướng dẫn của từng bộ ngành, giờ cơ bản đã được tích hợp vào trong một quy trình lập đồ án quy hoạch xã NTM trên địa bàn xã. Điều này giúp cho công tác quy hoạch trên địa bàn xã mang tính đồng bộ, tổng hợp, tránh được các mâu thuẫn, chồng chéo giữa các ngành và tiện cho xã trong quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Tháp Chàm – Phú Đứ
Cụ thể các nội dung chính lập quy hoạch xây dựng theo Thông tư liên tịch số 13 như: Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã: Đây là nội dung chính có sự khác biệt so với trước đây. Các nội dung mang tính chất định hướng từ đó là căn cứ để triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất. Trong quy hoạch không gian tổng thể toàn xã ngoài việc xác định các nội dung như: Hệ thống trung tâm xã, thôn, ấp, bản; Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn xóm cũ; Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng;… cần thể hiện rõ những nội dung sau:
– Không phân chia thành nhiều loại đất chỉ thể hiện các loại đất chính như: đất ở, công trình công cộng, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kho tàng, an ninh quốc phòng, du lịch, chưa sử dụng, sông, suối, đất các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối.
– Định hướng và khoanh vùng sản xuất (chỉ thể hiện các loại hình sản xuất chính như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,..).
– Định hướng các công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ xác định các công trình đầu mối bao gồm cả hạ tầng phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống.
Quy hoạch xây dựng: Các nội dung chính có sự khác biệt so với trước đây: Trong quy hoạch xây dựng cần xác định rõ các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, xác định vị trí, quy mô khu trung tâm xã, thôn, ấp, bản; các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, khu vực không xây dựng và các nhu cầu khác; các vùng đặc thù, các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng; Xác định rõ các định hướng giải pháp tổ chức không gian đối với các công trình công cộng, nhà ở; các quy định về kiến trúc, màu sắc, hướng dẫn cải tạo nhà, tường rào, cổng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, kiến trúc, vật liệu truyền thống của địa phương; Xác định rõ quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất và liên xã; Xác định hệ thống, vị trí, quy mô danh mục công trình, định hướng giải pháp cải tạo chỉnh trang, tiêu chuẩn kỹ thuật, mặt cắt chính đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường./.
TS.KTS Vũ Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Phát triển Nông thôn – Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn Quốc gia