Nghiên cứu sử dụng những mô hình máy tính để mô phỏng các chi tiết chưa từng được nhìn thấy về sự thay đổi nhiệt độ trong những năm qua của thế kỷ thứ 21 ở các thành phố của Bỉ. Những nhà nghiên cứu nhận ra rằng các luồng khí nóng đang ngày càng trở nên nóng hơn, kéo dài hơn và ảnh hưởng sâu sắc hơn tới các thành phố do sự phát thải khí nhà khí. Và nhiệt độ sẽ còn tăng hệ số từ 1.4 đến 15, dự kiến sẽ vượt lên trên mức nhiệt độ báo động vào giữa thế kỷ này.
“Xu hướng nhiệt này rất nguy hiểm đối với những người sống trong thành phố. Bởi vì nhiệt độ cao có thể dẫn đến số ca tử vong, nhập viện tăng đột biến, nhu cầu sử dụng bùng nổ về số lượng, thiệt hại kinh tế lớn đối với các “ốc đảo nhiệt” đô thị (các đô thị được ví như các ốc đảo có nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với các vùng khác)”, Hendirk Wouter, học giả dẫn đầu trong nghiên cứu Địa Vật lý (được Hiệp hội Địa Vật lý Hoa Kỳ phát hành) đến từ Đại học Katholieke Universiteit Leuven and Ghent cho biết.
Nhiều người sẽ chết hơn trong tương lai vì nắng nóng có thể khiến nhiệt độ cao trở thành nguyên nhân gây ra số ca tử vong lớn nhất trong tương lai gần, Wouter cho biết thêm.
Nguyên nhân hình thành các “ốc đảo nhiệt” đô thị là do năng lượng mặt trời được chuyển thành hơi nóng khi đá và bê tông trong các tòa nhà, vỉa hè, đường nhựa hấp thụ, tỏa ra. Cùng thời điểm đó, các thành phố lại thiếu hơi mát từ cây xanh và nước. Ngoài ra, nhiệt lượng cũng được tạo ra bởi những hoạt động và công nghệ của con người.
Các “ốc đảo nhiệt” sẽ cảm nhận được nhiệt lượng mạnh nhất vào ban đêm và khi đó, nhiệt độ giữa các thành phố với nhau và với vùng nông thôn sẽ có sự khác biệt lớn, cách biệt từ 1 đến 3 độ C. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiệt lượng có thể sẽ mạnh mẽ hơn vào ban ngày, khi có nắng, nhiệt độ cách biệt giữa đô thị và nông thông sẽ lên tới 8 đến 12 độ C.
Lõi đô thị giống như Brussels sẽ phải trải qua trung bình 5 ngày một năm ở mức nhiệt là 3 độ C (ở Bỉ, nhiệt độ thường ở mức âm nên mức nhiệt trên 0 độ C là rất nắng nóng), mức nhiệt nóng trên mức cảnh báo nhiệt của Bỉ. Nhiệt độ trung bình ở đây sẽ cao hơn mức nhiệt ở vùng nông thôn (nơi chỉ có trung bình 2 ngày nóng một năm) là khoảng 1 độ C.
Giữa thế kỷ này, những thành phố có thể phải trải qua trung bình hơn 17 luồng khí nóng một năm với nhiệt độ lên tới 4 độ C, Wouters cho biết. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là sẽ có 40 ngày nóng trong một năm với nhiệt độ cao hơn 6 độ C, theo nghiên cứu mới đây chỉ ra.
“Thậm chí, trong tương lai, nhiệt độ cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc hơn đến cả vùng nông thông với khoảng 7 ngày nắng nóng/năm, tuy vẫn thấp hơn mức nóng ở đô thị nhưng nó lại cao hơn rất nhiều so với mức nóng hiện nay của chính vùng này”, ông nói. “Kết quả rất đáng lo ngại nhưng nó cũng chỉ ra rằng vẫn còn cơ hội để chính quyền địa phương và cộng đồng thay đổi thành phố, biến nó trở nên bền vững và có sức chống chịu tốt hơn trước quá trình nóng lên toàn cầu”.
Sự nóng lên của đô thị có thể được giải quyết bằng cách cắt giảm lượng CO2 phát thải từ những thành phố theo đúng mục tiêu của Hiệp định Paris đưa ra, đồng thời giảm mức nhiệt được tạo ra từ các hoạt động của con người khi mở rộng đô thị, Wouters nhận định. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cân đối và hình thành những công trình cao ốc ít phát thải CO2, quy hoạch không gian xanh và hạn chế giao thông sẵn có và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Những điểm nóng đô thị có chống chịu tốt hơn với các con phố nhỏ nhiều bóng cây, dù chè nắng, mái nhà xanh, các dòng suối, đài phun nước, hệ thống phun sương, hồ chứa nước mưa và điều tiết nhiệt tốt hơn trong các tòa nhà, Wouters cụ thể.
Hiện tại, Wouters và đồng nghiệp vẫn đang nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp tốt nhất cho tương lai của đô thị. Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là những phương pháp để tăng cường sức khỏe cho những thành phố, chất lượng sống, làm việc và giải trí nhưng cũng giảm chi phí năng lượng dưới sự thay đổi của khí hậu, ông kết luận.
Phan Minh (Nguồn: GeoSpace)