28/03/2016

Những ngôi nhà đẹp và tiết kiệm nhờ tận dụng nội thất cũ

Khi chuyển về nơi ở mới, nhiều chủ nhà muốn lưu giữ đồ của nhà cũ, vừa đỡ tốn tiền vừa giữ được cảm giác thân quen.
nhung-ngoi-nha-dep-va-tiet-kiem-nho-tan-dung-noi-that-cu

Các đồ đạc đắt tiền được xếp đặt phù hợp nên thể hiện được vẻ đẹp xứng đáng với giá trị. (Xem cả nhà).

Chủ căn hộ 168 m2 ở Hà Nội từng sống trong một căn nhà có nhiều đồ nội thất, tranh ảnh đẹp. Tuy nhiên, do nhà quá nhiều đồ đạc nên thường xuyên trong cảnh bầy bừa.

Kiến trúc sư đề nghị sang nhà mới nên bỏ bớt đồ, giữ những thứ thật cần thiết và gọn gàng. Ngoài ra, người thiết kế cũng thay đổi một số chi tiết trong các món đồ cũ để phù hợp với không gian mới.

2. Căn hộ tiện nghi và tiết kiệm khi sử dụng nội thất cũ

nhung-ngoi-nha-dep-va-tiet-kiem-nho-tan-dung-noi-that-cu-1

Không gian 100 m2 có sự kết hợp hài hòa giữa cũ và mới, đáp ứng nhu cầu của một gia đình trẻ ở Sài Gòn. (Xem cả nhà).

Gia đình chủ nhà gồm cặp vợ chồng trẻ và một con nhỏ ở Sài Gòn. Chồng là người nước ngoài, đã sống và làm việc ở Việt Nam hơn 10 năm. Hai vợ chồng mua căn hộ mới với mong muốn tạo dựng nên một không gian sống hiện đại và tiện nghi cho gia đình. Họ cũng muốn tận dụng lại được những món đồ nội thất kỷ niệm đã sử dụng nhiều năm trong căn hộ thuê trước đây.

3. Nhà ống 40 m2 khang trang dù tận dụng nội thất cũ

nhung-ngoi-nha-dep-va-tiet-kiem-nho-tan-dung-noi-that-cu-2

Chủ nhà phải thay đổi để thích nghi với không gian hiện đại chung nhưng họ vẫn mong giữ lại được những ký ức xưa. (Xem cả nhà).

Gia đình 4 thành viên thuộc 3 thế hệ ở Nha Trang cần một nơi ở mới thông thoáng với đầy đủ chức năng như chỗ ngủ nghỉ, thư giãn, dạy học… Sự hài hòa giữa cái mới và cái cũ được thể hiện qua các vật liệu như gạch trần, gỗ mộc, đá mài của cổng hàng rào, lam mặt tiền, mảng tường trang trí trong nhà.

4. Cải tạo nhà liền kề 52 m2 với ban công trồng cây xanh

nhung-ngoi-nha-dep-va-tiet-kiem-nho-tan-dung-noi-that-cu-3

Bàn ghế ở nhà cũ mua cùng một hãng mang màu sắc trầm ấm với thiết kế thống nhất, hiện đại, không rườm rà. (Xem cả nhà).

Chủ nhà ở Hà Nội yêu thích cây xanh nên muốn ngôi nhà có thiết kế hiện đại nhưng cũng phải có nét mộc mạc, gần gũi. Đồ nội thất ở nhà cũ vẫn còn đẹp được chuyển về nhà mới. Trước đó, các kiến trúc sư đã xem kỹ đồ đạc để những yếu tố cũ – mới hài hòa với nhau. Ngôi nhà có bổ sung một vài món đồ nhỏ nhưng rất ấn tượng như chiếc bàn kính kết hợp với cái đó bắt cá.

Ban Mai/VNE