23/10/2015

Nhà hội nghị Naman Retreat

Naman Retreat được thiết kế như một khu nghỉ dưỡng phức hợp nhiệt đới, hiện đại và yên bình. Với diện tích 3.4ha, khu nghỉ dưỡng là sự kết hợp hài hòa giữa 80 bungalow, khách sạn, 6 biệt thự cao cấp và 20 biệt thự khác. Ý tưởng của khu nghỉ dưỡng là đem lại sự thư giãn tối đa, làm tươi mới lại sức khỏe và tinh thần cho du khách nhờ vào không gian thiên nhiên thân thiện và những hoạt động thể chất thể thao bãi biển, yoga, spa. Khu nghỉ dưỡng là sự kết hợp hài hòa giữa cây xanh , đá tự nhiên và tre để đem đến môi trường nghỉ dưỡng hoàn hảo giúp cho du khách dễ dàng thanh lọc tâm trí và thư giãn tối đa.

Ảnh (c) Hiroyuki OkiẢnh (c) Hiroyuki Oki

Thông tin dự án: 

Địa điểm: Đường Trường Sa, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam

Kiến trúc sư chủ trì: Võ Trọng Nghĩa

Nhóm thiết kế: Đậu Nhật Quang

Thiết kế tre: Công ty Kiến trúc Võ Trọng Nghĩa

Tình trạng: Hoàn thiện tháng 3 năm 2015

Website của khu nghỉ dưỡng Naman Retreat: http://www.namanretreat.com/

Quy hoạch tổng thể mặt bằng khu nghỉ dưỡng Naman Retreat: công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa

Diện tích khu đất: 773 m2

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô

Ảnh (c) Hiroyuki Oki

Nhà Hội nghị

Ảnh (c) Hiroyuki OkiẢnh (c) Hiroyuki Oki

Nhà Hội Nghị là khu nhà đầu tiên của khu nghỉ dưỡng mà du khách có thể nhìn thấy khi bước vào từ khu vực tiếp tân. Hội trường có sức chứa lên đến 300 người cùng lúc và có thể phục vụ cho những dịp khác nhau như hội nghị, hội thảo, thuyết trình, các buổi hòa nhạc, các cuộc họp, v.v. Nhà Hội nghị có dạng một hình chữ nhật với phần mái dốc không đối xứng nhau. Cấu trúc vòm tre tạo cho công trình một cái nhìn ấn tượng và mang tính hình tượng. Công trình bao gồm 2 không gian song song: Hội trường khép kín và hành lang mở. Hành lang bên ngoài này giống như là một sảnh ngoài trời để chào đón khách.

Ảnh (c) Hiroyuki OkiẢnh (c) Hiroyuki Oki

Kết cấu chịu lực chính của khu nhà Hội Nghị là các khung tre cách nhau một khoảng 13,5 m trong hội trường và 4 m ở hành lang với chiều cao mái là 9,5m. Những cây tre được uốn cong tạo nên những vòm tre rất ấn tượng và đó là một phần cấu trúc chính của khu nhà. Mặt tiền bằng kính được lùi vào phía trong để lộ ra 3 khung tre với cấu trúc vòm ở bên ngoài tạo nên một không gian phục vụ như một tiền sảnh để đón khách ở lối ra vào.

Ảnh (c) Hiroyuki OkiẢnh (c) Hiroyuki Oki

Có 2 loại tre được sử dụng trong khu nhà này. Các cột tre thẳng đứng bằng cây “Luồng” đã được lựa chọn nhờ độ chịu lực tốt và chiều dài của nó có thể lên tới 8m. Các vòm tre được tạo nên từ những cây “Tầm Vông” nhờ tính năng linh hoạt của nó. Việc thiết kế được dựa vào các tính năng của từng loại tre và kết hợp chúng một cách hiệu quả nhất.

Ảnh (c) Hiroyuki OkiẢnh (c) Hiroyuki Oki

Lý do của việc sử dụng tre làm vật liệu chính là theo các yêu cầu của khách hàng, những người muốn có một không gian mở rộng lớn và đơn giản để có thể linh hoạt cho các chức năng khác nhau với chi phí xây dựng hợp lý và tiến độ thi công nhanh. Tre là loại vật liệu có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu này. Nó là một loại vật liệu địa phương, giá cả phải chăng và thời gian xây dựng rất nhanh do các khung tre được định hình sẵn trên mặt đất. Phương pháp thi công này đã được chứng minh là rất hiệu quả và có thể kiểm soát tốt hơn trong quá trình xây dựng.

Ảnh (c) Hiroyuki OkiẢnh (c) Hiroyuki Oki
Ảnh (c) Hiroyuki OkiẢnh (c) Hiroyuki Oki
Ảnh (c) Hiroyuki OkiẢnh (c) Hiroyuki Oki

dwg1_Master plan (Copy)dwg2_Conference Hall_Plan (Copy)dwg3_Conference Hall_ sec_long (Copy)dwg4_Conference Hall_sec_short (Copy)dwg5_Conference Hall_eleNW (Copy)

Xem tất cả ảnh trong bài tại đây:

Biên tập: Quỳnh Nga – kienviet.net