Nguyên lý phản truyền thống của Kenzo Tange trong kiến trúc Nhật Bản
Muốn hiểu rõ nguyên nhân này, ta cần đi ngược dòng thời gian, lần theo bước đường tìm tòi cách thể hiện tính dân tộc và hiện đại trong nghệ thuật kiến trúc của những kiến trúc sư Nhật Bản hiện đại nói chung và của Kenzo Tange nói riêng.
Kiến trúc hiện đại Nhật Bản nổi bật trong các trào lưu kiến trúc hiện đại thế giới, cùng với Phần Lan và Brasil, được giới phê bình nghệ thuật coi là ba nền kiến trúc hiện đại mang đậm màu sắc dân tộc. Mỗi nền kiến trúc đó lại cho ta những bài học bổ ích. Trước Đại chiến thứ hai, kiến trúc Nhật Bản mới chỉ có một số công trình hiện đại bắt chước theo phong cách phương Tây, đôi khi thêm thắt đôi chút mùi vị phương Đông. Sau Đại chiến, phải đến những năm 50 mới có sự thay đổi lớn trong kiến trúc hiện đại Nhật Bản, coi như một cuộc cách mạng trong kiến trúc. Sự thay đổi này phải kể đến công lao của hai người – người thứ nhất chuẩn bị miếng đất cho cuộc cải cách là kiến trúc sư người Tiệp Khắc Antonin Raymond. Di cư sang Mỹ, ông đã làm việc với Frank Lloyd Wright và năm 1919 đã sang Nhật Bản với tư cách là cố vấn của Wright khi Wright được mời sang thiết kế Khách sạn Hoàng gia (Imperial Hotel) ở Tokyo. Chuyển hóa luận có thể tóm tắt vào 5 điểm nổi bật sau:
1 . Kiến trúc đuờng phố, đó là cái mà kiến trúc Hiện đại phương Tây đã bỏ qua, cần khôi phục lại giá trị của nó.
2. Xã hội thông tin, từ đó sinh ra thành phố thông tin (metapolis) trong đó có các không gian trống, các “lỗ văn minh”, ở đó sẽ sáng tạo ra thông tin.
3. Nội hiện (interiorisation) nhằm “… tạo ra khả năng cho sự biến đổi hướng về giai đoạn tăng trưởng tiếp sau…” (Kurokawa).
4. Cấu trúc sơ cấp và thứ cấp, nhằm giữ được cái cơ bản nhất trong thời gian dài trong quá trình có nhiều thay đổi.
5. Nguyên lý Phản truyền thống.
Trong 5 điểm trên, hầu như 4 điểm đầu là những lý luận của nhà lý luận nghệ thuật Noboru Kawazoe và nhất là của Kiến trúc sư Noriaki Kurokawa. Bốn điểm này nặng về nội dung cơ bản của chuyển hóa luận, còn luận điểm thứ 5 chủ yếu đề cập hình thức của kiến trúc. Luận điểm này là một nguyên lý quan trọng do Kenzo Tange nêu ra và ông đã kiên trì thể nghiệm bằng các tác phẩm của mình.
Kawabata viết tiếp: “Cái nghiêm khắc là một xu hướng của nghệ thuật Nhật Bản mà đỉnh cao chịu ảnh hưởng của Phật giáo Thiền và các nghi lễ trà thời Trung cổ”. Cái nghiêm khắc thể hiện rất rõ trong tính chất ước lệ của nghệ thuật sân khấu Noh: Một người mẹ, khi đứa con trai bé bỏng của mình bị chết không được than khóc mà Noh chỉ cho phép người mẹ duỗi hai cánh tay của mình ra và từ từ nâng lên ngang tầm mắt để biểu đạt nỗi đau vò xé nhất mà thôi; hoặc một vị khách lữ hành muốn ngủ, không được phép nằm lăn ra sân khấu mà chỉ được phép dùng tay trái từ từ nâng chiếc quạt đã mở sẵn lên che mặt mà thôi.
Nghi lễ uống trà Chado phải tuân theo một cách nghiêm ngặt những nguyên tắc và quy định phức tạp và không thể tha thứ được nếu những nguyên tắc và quy định của nó bị vi phạm. Nghi lễ uống trà phải được tổ chức trong những phòng trà rất nhỏ gọi là Yojohan có diện tích bằng 4,5 chiếc chiếu tatami, như vậy phòng chỉ có diện tích 9m2. Do không gian chật hẹp như vậy nên mọi sự đi lại đều phải được giảm xuống đến mức thấp nhất, mọi hành động ở đây đều phải rất tiết kiệm, phải được tính toán kỹ và tất cả những hành động ấy đều được hòa nhập vào lễ uống trà.
Trong nghệ thuật sân khấu cũng vậy. Nhà phê bình sân khấu nổi tiếng Nhật Bản thế kỷ XV Zeami đã giải thích tầm quan trọng của một không gian yên lặng ở đó diễn viên ngừng mọi cử động trong vở kịch Noh Kakyo (cái gương hoa). Trong giao tiếp cũng có hiện tượng người Nhật Bản sử dụng khoảng ngừng lại đầy ý nghĩa.
Don Kenny, một người Mỹ – giáo sư Đại học Tokyo sống ở Nhật Bản từ 1959 viết: “Người Nhật Bản có khả năng kỳ lạ trong hòa nhập với một nhóm bạn bè cả trong sự im lặng lẫn ầm ĩ. Trên thực tế, đôi khi với một khoảng ngừng lại giữa chừng, họ có thể truyền đạt cho nhau những lượng thông tin nhiều hơn là một lời nói. Nghệ thuật này được sử dụng rất đúng lúc khi vấn đề mà họ đang thảo luận cần phải được giữ bí mật đối với những người chung quanh hoặc khi bản thân từ ngữ định dùng ấy dễ gây tranh cãi tới mức mà thà không nói ra để bảo đảm an toàn còn hơn…. Việc sử dụng một cách có hiệu quả và dùng lúc khoảng ngừng hay dừng lại trong ngôn ngữ này gọi là MA”.
Quan điểm mọi sự vật đều thay đổi phát sinh, phát triển rồi chết đi là quan điểm Phật giáo Thiền (một trong nhiều trường phái Phật giáo ở Nhật Bản) được xây dựng trên cơ sở đào tạo con người qua trầm tư mặc tướng. Thời gian trôi qua, xã hội thay đổi, con người cũng thay đổi, những công trình tuyệt mĩ do người xưa làm đến nay vẫn có giá trị, nhưng ngày nay chúng ta có làm như thế không? Nhà phê bình nghệ thuật Tiệp Khắc Cihacova Vlasta viết về cảm nghĩ của mình trước ngôi vườn Nhật Bản Ryoan – ji nổi tiếng như sau: “Mối quan hệ mật thiết đã từng tồn tại giữa ngôi vườn và con người của thời quá khứ đã sáng tạo ra những ngôi vườn này dường như không đến với chúng ta, những người không tham gia xây dựng nên chúng và cũng vì vậy mà không tìm thấy tình cảm chung sống giữa những ngôi vườn ấy. Dù sao khu vườn cũng đã giữ lại cho chúng ta vẻ đẹp của một thế giới hình ảnh không thể phục hồi lại nổi và chúng ta cần phải biết trân trọng nó”.
Tư tưởng Phật giáo Thiền cũng là nhân tố quan trọng tạo nên Chuyển hóa luận, một học thuyết phù hợp với sự chuyển biến và phát triển như vũ bão của nền kinh tế Nhật Bản những năm 60 – 70. Kenzo Tange lộn trái những nét truyền thống của kiến trúc dân tộc, nhưng giữ lại cái tinh túy nhất, cái thần hay cái hồn của nghệ thuật dân tộc thường biểu hiện bằng sự tượng trưng. Tác phẩm sớm đưa ông lên tầm những kiến trúc sư nổi tiếng thế giới là Quần thể tưởng niệm ở Hiroshima có tên là Trung tâm Hòa bình (1949 – 1956). Hình ảnh chính là một quần thể công trình kiến trúc hiện đại nghiêm khắc và yên tĩnh thoát khỏi cách biểu đạt thống thiết bi thương vì bất kỳ sự thống thiết nào cũng xúc phạm đến quy mô không thể so sánh được của tấn bi kịch Hiroshima của loài người.
Nhưng tính chất dân tộc được thấy rõ qua hệ thống kết cấu dầm – cột tròn và nhất là tính chất tượng trưng đầy ý nghĩa ở những khoảng không gian trống lớn. Ở đây là khoảng trống trong bức tranh Nhật Bản, là khoảng không gian tĩnh lặng trong vở kịch Noh, là khoảng dừng MA, là khoảng Hư vô MU’ trong đạo Thiền đã ăn sâu vào tiềm thức người Nhật Bản. Tòa báo Shizuoka ở Tokyo có hình ảnh một cái cây bị chém vát tạo nên ấn tượng dở dang đứt đoạn, tượng trưng cho một tiếng thét ai oán bi thương trong một thành phố ngột ngạt chật chội, một xã hội cạnh tranh tàn bạo. Ở đây tính chất tượng trưng là cái hồn của bản sắc dân tộc, ngoài ra tính chất hứa hẹn phát triển của một cái cây phù hợp với học thuyết Chuyển hóa luận và của đạo Thiền.
Trong công trình nghiên cứu lâu đài Kasura ở Kyoto, Kenzo Tange đã viết: “Bản thân truyền thống không có khả năng biểu hiện sức sáng tạo, nó luôn luôn biểu hiện xu hướng có khả năng tạo lập và sao chép mẫu. Để hướng truyền thống vào con đường sáng tạo, cần có nghị lực đầy sức sống để gạt bỏ những hình thức đã hết sinh khí và không làm cho những hình thức sinh động bị cứng đờ ra. Với ý nghĩa đó, truyền thống cần phải thường xuyên bị phá vỡ để giữ gìn cái bản chất sinh động của nó. Đồng thời với việc phá vỡ đương nhiên tự nó không thể tạo nên những hình thức mới”.
Ông chia ra các năng lực sáng tạo thành hai xu hướng chính:
1. Những hình thức thụ động để ngắm nhìn một cách yên tĩnh chủ yếu gắn với nền văn hóa phong kiến quý tộc.
2. Xu hướng dồi dào năng lực sáng tạo và phát triển không ngừng hướng về phá vỡ những quy tắc, và đổi mới hình thức, thấy trong những quy luật sâu sắc của văn hóa nhân dân. Xu hướng này chiếm ưu thế trong quá trình sáng tạo hiện đại liên quan đến việc giải quyết những nhiệm vụ rộng lớn về xã hội và quy hoạch đô thị.
Như trên đã trình bày, cuối năm 1995, kiến trúc sư Kenzo Tange đến thăm Việt Nam, ông đã nói:“Không ai ấu trĩ đem một mái nhà cổ úp lên một công trình kiến trúc hình hộp rồi bảo đó là dân tộc – hiện đại”.
Quỳnh Nga/Kiến Việt