05/12/2018

Loạn thông tin, chiêu trò mua-bán bất động sản

Thời gian qua, có không ít người mua nhà, đất do không tìm hiểu kỹ thông tin đã sập bẫy của nhiều môi giới bất động sản. Tiền đã trao nhưng nhà, đất vẫn mãi chưa thể nhận…

Môi giới “loạn chiêu”, khách hàng hoang mang

Sau một thời gian chậm lại do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản đang có chiều hướng đi lên khi nhiều doanh nghiệp lớn quay trở lại với các dự án chất lượng. Tuy nhiên, việc khách hàng cẩn trọng hơn khi lựa chọn dự án khiến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường “loạn thông tin, chiêu trò mua – bán bất động sản”.

Nhiều chiêu thức “lừa đảo” khách hàng gây nhiễu loạn thị trường bất động sản (nguồn: Internet)

Nhiều chiêu thức “lừa đảo” khách hàng gây nhiễu loạn thị trường bất động sản (nguồn: Internet)

Biểu hiện của hiện tượng này là sự xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh không lành mạnh tại một số đơn vị kinh doanh bất động sản nhỏ lẻ như: cung cấp thông tin sai lệch cho khách hàng để hướng người mua nhà vào những dự án của mình; Hứa hẹn những chính sách ưu đãi ngoài chủ trương của chủ đầu tư; “Che mắt” khách hàng bằng cách sử dụng lực lượng “chim mồi”, tạo cảnh mua bán tấp nập để gây sức ép, tạo sự hoang mang, sốt ruột cho người mua như nếu không đặt tiền mua ngay thì sẽ hết hàng, hoặc sắp tăng giá,… Hay chiêu thức mới nhất là mạo danh các thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường để bán hàng.

Nhiều “đại gia” bất động sản như Phú Mỹ Hưng, Him Lam, Nam Long,… liên tục bị mạo danh để bán dự án, khiến khách hàng rơi vào tình cảnh rối loạn khi có nhu cầu mua bất động sản.

Chị Trần Liên (quận 8, TP.HCM) chia sẻ: Đợt rồi gia đình tôi có nhu cầu mua một căn hộ chung cư rộng tầm 70 m2 để nâng cấp không gian sống. Nhưng quả thực tôi chẳng dám đăng tin trên các website mua bán, sợ bị làm phiền bởi môi giới bất động sản. Hai vợ chồng tự chủ động tìm kiếm nhưng dường như bị lạc vào “thiên la địa võng” ngập tràn thông tin mà chẳng biết thông tin nào là chính xác.

Công nghệ và uy tín sẽ giúp khách hàng

Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ phải tự nâng cao hình ảnh, thương hiệu của mình trong mắt khách hàng bằng cách đưa công nghệ vào việc bảo vệ thông tin dự án của chính mình.

Shark Phạm Thanh Hưng chia sẻ: Khác với nhiều loại hàng hoá tiêu dùng hay kênh đầu tư, hành vi mua bán bất động sản thuộc diện “High- Involvement” tức là phải cân nhắc kỹ và khó khăn khi ra quyết định. Người hành nghề kinh doanh, môi giới bất động sản cũng phải có chứng chỉ hành nghề. Và may thay, công nghệ 4.0 trong mua bán, giao dịch bất động sản đã có thể  giúp khách hàng dễ dàng hơn khi ra quyết định, môi giới có công cụ hữu ích để hành nghề. Những ví dụ cụ thể như Chatbot với Trí tuệ nhân tạo, Big Data, hiện thực ảo, ứng dụng Blockchain… đang trở thành hiện thực.

Trong khi đó, ông Jeremy Kelly, Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu của JLL tại Việt Nam nhận định:“Bất động sản đang đứng giữa bước đột phá của công nghệ. Theo đó, công nghệ mới giúp mọi người tiếp cận thông tin thị trường dễ dàng hơn, là chìa khóa cho minh bạch toàn ngành bất động sản”.

Thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp đã đưa công nghệ vào việc giúp minh bạch hóa thông tin thị trường bất động sản như Giasan.vn, Rever, Homedy … nhưng, đó chưa phải tất cả. Việc đưa ra giải pháp thông minh, tích hợp mọi nhu cầu của người mua, người bán và làm nên uy tín cho môi giới bất động sản chuyên nghiệp mới là điều cuối cùng thị trường bất động sản cần.

images2271655_1.pic_2

 

Nhưng với những gì hiện tại đang có, thị trường vẫn cần lắm một mô hình kinh doanh bất động sản kiểu mới thực sự để giúp người có nhu cầu mua, bán bất động sản có thể yên tâm, giao dịch minh bạch, tiện lợi, an toàn thông qua việc ứng dụng công cụ quản lý bán bất động sản trực tuyến “market place” về bất động sản tại Việt Nam.

Có thể kỳ vọng rằng, với công nghệ hiện đại thời gian tới đây khách hàng sẽ có thể giải mã được “mê cung thông tin về dự án bất động sản”, được tiếp cận thông tin chính xác và được hỗ trợ tối đa.

Huy Nam/Đầu tư Bất động sản