Frank Gehry (sinh ngày 28/2/1929) là cái tên luôn giữ vị trí nổi bật nhất trong các bản tin về kiến trúc kể từ khi ông bắt đầu sự nghiệp ở Los Angeles vào năm 1962 và đã sửa sang lại ngôi nhà của mình tại Santa Monica. Thiết kế kiến trúc của ông được biết đến nhờ kết hợp tài tình các hình thức có ý nghĩa và điều đó đôi khi làm tăng thêm ngân sách so với dự kiến. Gehry được biết đến nhiều nhất qua Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao. Công trình này từng được kiến trúc sư Philip Johnson đặt cho cái tên “công trình xuất sắc nhất trong thời đại”.
Căn hộ Gehry / Gehry Residence
Sự nghiệp của ông gắn bó lâu dài với phong cách Kiến trúc giải tỏa kết cấu (Deconstructivism), chứng tỏ rằng hình thức không nhất thiết phải luôn luôn thể hiện chức năng, thể hiện qua vỏ ngoài titanium gợn sóng, hình khối phức tạp, và chi tiết thẩm mỹ không liên quan đến nhau. Để tạo điều kiện thuận lợi cho phong cách đặc biệt này, Gehry đã mượn phần mềm dành cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, cuối cùng thành lập công ty Gehry Technologies, một công ty phát triển phần mềm thiết kế tiên tiến.
Gehry cũng nổi tiếng là người trung thực và thẳng thắn, dễ thấy nhất là trong cuộc họp báo tháng 10/2014, ông giơ ngón tay với một phóng viên và tuyên bố rằng “98% tất cả những thứ được xây dựng và thiết kế ngày nay hoàn toàn là rác rưởi.”
Fondation Louis Vuitton
Thêm vào đó, văn phòng của Gehry tiếp tục gây tranh cãi với các dự án kiến trúc sáng tạo. Trong số các dự án quốc tế gần đây của họ, Gehry Partners ở Los Angeles đã thiết kế Trụ sở chính của Facebook ở California và thành phố New York, Tòa chung cư thuộc dự án phát triển Trạm điện Battersea ở London và một Bảo tàng Guggenheim khác, nhưng lần này là cho Abu Dhabi.
Jay Pritzker Pavillion
Sau khi nhận giải Pritzker vào năm 1989, ban giám khảo đã khen ngợi: Gehry “luôn không ngừng thử nghiệm… không bị ràng buộc bởi lời phê bình hay sự thành công. Các công trình của ông là những tập hợp của không gian và vật liệu được tiết lộ đồng thời, khiến cho người dùng đánh giá cao cả sân khấu phía trước và hậu trường phía sau.”
Dưới đây là những công trình nổi bật của ông trên tạp chí Archdaily: