Không chỉ đơn thuần là nhà xe, công trình kiến trúc “dù ngược” dưới đây còn toát lên vẻ đẹp hiện đại, đỉnh cao của một dạng công trình kiến trúc mới lạ độc đáo, thu hút được sự quan tâm của người đi đường.
Theo đó, công trình nhà xe này có tên gọi là Reversed Umbrella (tạm dịch là dù ngược), đồng thời đây cũng là cách gọi hình dung hóa cho công trình này đúng với hình dạng mà nó đang có.
Dù ngược là một công trình nhà xe công cộng, xây dựng tại khu vực thành phố Sakai, Osaka, Nhật Bản do kiến trúc sư Osamu Morishita trực tiếp thiết kế và xây dựng.
Nhìn một cách tổng quát, nhà xe dù ngược gồm hai phần kiến trúc chính đáng để quan tâm đó là phần nan dù và chân dù.
Trong đó, phần nan dù được thiết kế hình dạng tựa y hệt một chiếc dù, làm hòan toàn bằng chất liệu nan thép thời tiết chuyên dụng có thể chịu được nắng mưa, nhiệt độ, gió, lực tác động bào mòn ở ngoài trời.
Nan thép được sơn màu bạc trắng óng ánh, rất dễ bắt và phản chiếu ánh sáng vào ban ngày lẫn ban đêm. Phần dù này được thiết kế lật ngược lại, phần trong dù hướng lên trên, có xu hướng lõm, phần ngoài nan dù lại là phần trong che đỡ cho các xe hơi đậu bên dưới.
Đây là điểm nhất đặc biệt mà tại sao người ta gọi đây là công trình nhà xe dù ngược. Trên mặt nan dù trong có tích hợp các đường kẻ thép, chia làm các phần đúng với từng phần không gian để xe bên trong, những đường kẻ này nối với các chân đỡ công trình bên dưới.
Ngoài ra, phần nan dù ngược có phần lõm kết nối với một hệ thống gồm một khối trụ đỡ tiếp mặt đất, bao quanh bởi hơn mười thanh trụ thép chuyên dụng.
Được biết, bên trong khu vực trụ thép rào này là một hệ thổng xử lý nước sương, nước mưa trên trời đổ xuống. Mục đích không để nhiều lượng nước thải thời tiết ứ động, gây hại cục bộ tới phần mái của công trình. Đây được đánh giá là một trong những sáng tạo tài trí đỉnh cao của kiến trúc sư Osamu Morishita khi ông đã giấu toàn bộ hệ thống xử lý nước thải thời tiết bằng một kiểu kiến trúc tích hợp nhỏ gọn, tinh tế, ít ai biết đến.
Điểm nhấn thứ hai cần được quan tâm đó là phần chân đỡ của nhà xe dù ngược.
Do kích nước phần nan dù dạng mái ở trên khá rộng để có thể chứa được nhiều xe hơi đồng thời nâng đỡ một khối nan thép có khối lượng cực lớn, thay vì chọn một trụ giá đỡ to, khổng lồ để đỡ công trình, kiến trúc sư Osamu Morishita thực sự tinh tế khi phân hệ thống chân đỡ thành nhiều chân khác nhau, mục đích là để tiết kiệm được không gian để xe, chia lực đỡ cho công trình, phần khác các chân này cũng là phần phân khu để xe cho các tài xế lưu ý nhận biết mà đậu xe một cách phù hợp, khoa học.
Nhà xe dù ngược có tổng cộng 13 chân đỡ, mỗi chân đỡ gồm 2 chân thép đơn chuyên dụng nối với nhau, chung tay chịu lực cho toàn bộ phần mái công trình.
Điều dễ thấy nữa đó là trên mỗi cặp chân đỡ này, kiến trúc sư Osamu Morishita còn tích đặt thêm nhiều hệ thống đèn Led đô thị màu trắng sáng.
Khi thành phố lên đèn, các đèn Led này bắt đầu hoạt động, chiếu sáng lên thẳng phần mái dù ngược. Với đặc thù mang màu bạc trắng sáng rất dễ bắt và phản chiếu ánh sáng như đã kể trên, ánh sáng được mái dù hấp thụ sau đó phản chiếu ngược lại ra không gian xung quanh khiến toàn bộ công trình thực sự nổi bật, lung linh giữa lòng thành phố.
Huỳnh Dũng/Theo Cafeland