Khu dinh thự của vua Mèo hay còn được gọi với tên Nhà Vương tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2, được khởi công vào năm 1919 và hoàn thành vào 9 năm sau đó tức 1928. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.
Lối dẫn vào dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức là hai hàng sa mộc đứng uy nghiêm, rắn chắc như những người lính gác bảo vệ sự an toàn cho vua.
Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp, do một người thợ quê gốc Nam Định thiết kế. Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh có 64 buồng được xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung. Lối dẫn vào nhà được làm bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, mái nhà cong, uống lượn, mái cổng được làm bằng gỗ lợp ngói âm dương, trạm khắc tinh xảo, nhiều hoa văn.
Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2, bắt đầu được xây dựng vào năm 1919, hoàn thành vào năm 1928.
Dinh Nhà Vương là điểm dừng chân thú vị khi ghé thăm cao nguyên đá. Diện tích dinh thự là 1.120m2 xây dựng trên thung lũng Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang). Hai bên con đường dẫn vào khu nhà Vương là hàng cây sa mộc thẳng đứng, xanh mướt quanh năm. Các cây sa mộc này được mang từ Trung Quốc về, trồng bên ngoài tường thành.
Vương Chính Đức (1865 – 1947) là người duy nhất được đồng bào người Mông nơi đây suy tôn là vua Mèo và chính thức cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn.
Trước khi bắt tay vào xây dựng dinh thự đồ sộ này, cụ Vương Chính Đức sang Trung Quốc nhờ thầy phong thủy qua Việt Nam đi qua khu vực 4 huyện cụ đang cai quản để chọn địa thế đất. Cuối cùng, cụ Đức và thầy quyết định dừng chân tại thôn Sà Phìn, địa thế đất nằm giữa thung lũng Sà Phìn. Ở đây có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp của cụ Vương Chính Đức sẽ thành về sau.
Dinh họ Vương có diện tích gần 3.000m2 nằm giữa thung lũng Sà Phìn
Bao quanh phía trước dinh thự là một dãy núi hình vòng cung
Xung quanh nhà Vương được bao bọc bởi 2 vòng tường thành đá, cao khoảng 3 m, có những lỗ châu mai.
Tường thành gồm những phiến đá khít nhau, xếp thành vòng tròn bao quanh khuôn viên nhà. Những bức tường đá là nét đặc trưng trong văn hóa người H’Mông ở Hà Giang.
Lối dẫn vào nhà Vương là 15 bậc đá gồm những phiến đá lớn, vuông vức, được chạm khắc nhiều kiểu hoa văn.
Nơi thờ cúng tổ tiên của dòng họ Vương
Khu vực Trung Cung.
Chân cột đá được mài bằng 900 đồng bạc trắng Đông Dương
Cổng nhà cong, uốn lượn với những cánh dơi – biểu tượng cho chữ “phúc”. Mái cổng bằng gỗ được trạm khắc tinh xảo, với nhiều kiểu hoa văn. Trải qua gần 100 năm, những chi tiết được đục đẽo thanh mảnh vẫn chưa hề mục nát.
Những chân cột nhà bằng quả cầu đá, hình quả anh túc. Tương truyền, những thợ giỏi nhất ở Vân Nam thời đó chạm khắc rồi dùng bạc trắng mài cho bóng chân cột nhà, thành màu đồng thau cho giống quả anh túc khô. Có thể thấy trong ngôi nhà có nhiều kiểu kiến trúc, hoa văn hình loài hoa anh túc.
Những chân cột khác cũng bằng đá xanh và được vẽ hoa văn hình con hổ, rồng phượng…
Cổng nhà cong, uốn lượn với những cánh dơi – biểu tượng cho chữ “phúc”. Mái cổng bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo, với nhiều kiểu hoa văn. Trải qua gần 100 năm, những chi tiết được đục đẽo thanh mảnh vẫn chưa hề mục nát.
Vua Mèo Vương Chính Đức.
Cụ Vương Chính Đức cùng con cháu trong dòng họ và lính bảo vệ.