Vào ngày 10/11/2011, lần đầu tiên sau 35 năm, UNESCO đưa ra khuyến nghị mới về nhìn nhận môi trường lịch sử, cụ thể: đưa ra khái niệm mới Cảnh quan đô thị lịch sử (Historic Urban Landscape). Khái niệm này không thay thế cách tiếp cận bảo tồn truyền thống, mà thực chất, cung cấp công cụ bổ sung để ứng xử với môi trường xây dựng trong bối cảnh phát triển đô thị nhưng vẫn tôn trọng các giá trị kế thừa được tạo dựng trong bối cảnh khác biệt về văn hóa. Thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi tại các nước, cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, chứng minh vai trò quan trọng của nó trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ. Nằm trong vòng xoáy của sự phát triển, Khu phố cổ Hà nội đang đứng trước những thách thức do sự hội nhập toàn cầu và tham gia cuộc cách mạng 4.0.
Do đó, hội thảo: Bảo tồn cảnh quan đô thị lịch sử trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển công nghệ thông tin được tổ chức nhằm tìm ra câu trả lời cho các thách thức nêu trên. Hội thảo là cơ hội để kết nối các nhà khoa học liên ngành từ các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước và giới truyền thông, nhằm chung tay gìn giữ những giá trị văn hóa cốt lõi của Khu phố cổ trong khi vẫn đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế, chuyển biến văn hóa và xã hội
CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA
+ Ban tổ chức: Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Đại học Xây dựng)
+ Cơ quan phối hợp tổ chức:UBND Quận Hoàn Kiếm, Hội Quy Hoạch Đô Thị Trung Quốc, Phân hội ủy viên khoa học chuyên đề Lịch Sử Quy Hoạch Đô Thị và Lý Luận
THỜI GIAN: 8h00 – 12h00 ngày 2/10/2018
ĐỊA ĐIỂM: Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
LỊCH TRÌNH HỘI THẢO
8.30 – 9.00 Tiếp đón đại biểu
9.00 – 9.15 Khai mạc hội thảo
PGS. TS. Nguyễn Quốc Thông – Phó chủ tịch Hội KTS Việt Nam
Sau khai mạc chụp ảnh tập thể
9.15 – 9.35: Bài 1 Phố cổ Hà Nội: Chuyển mình trong bối cảnh toàn cầu hóa và những thách thức trong tương lai –TS. Saori Kishihara (ĐH Tokyo), TS. Lê Quỳnh Chi (ĐH Xây dựng), NCS. Phạm Tuấn Long
9.35 – 9.55: Bài 2 Bảo tồn cảnh quan văn hóa – bài học kinh nghiệm từ Tokyo – Aya Kubota, ĐH Tokyo
9.55 – 10.15: Bài 3 Bảo tồn các khu phố lịch sử văn hóa ở Trung Quốc – GS. Zhang Song (ĐH Đồng Tế). GS Li Baihao (ĐH Nam Kinh)
10.15 – 10.35: Bài 4 Quản trị khu phố cổ trong bối cảnh toàn cầu hóa – NCS. Phạm Tuấn Long.
10.35 – 10.45: Giờ nghỉ, chuẩn bị phiên thảo luận
10.45 – 11.45:Thảo luận. Công bố kết luận hội thảo (PGS.TS. Nguyễn Quốc Thông chủ trì)
Buổi chiều: Tham quan phố cổ Hà Nội