06/12/2023

Hành trình ánh sáng cùng Panasonic 2023

(KTVN) – Trong thời gian từ 27/11 đến 02/12/2023, đồng hành cùng thương hiệu Panasonic Electric Works (PEW), đoàn công tác gồm 10 nhà báo, phóng viên thuộc nhiều đơn vị báo chí, truyền thông đã cùng tham dự chuyến hành trình tham quan các công trình nổi tiếng sử dụng sản phẩm thiết bị điện và chiếu sáng của thương hiệu PEW cùng với các cơ sở nghiên cứu, sản xuất hiện đại của tập đoàn.

Đoàn công tác chụp ảnh kỷ niệm tại Nhà máy Tsu

Nhà máy Tsu – Nơi ra đời các thiết bị điện mới nhất của Panasonic

Công trình đầu tiên đoàn tới tham quan là nhà máy Tsu, nhà máy mẹ cho hoạt động kinh doanh nền tảng của PEW. Nhà máy được xây dựng trên diện tích đất 100.000m2 tại Mie (Nhật Bản), chuyên sản xuất thiết bị điện (công tắc, ổ cắm), ứng dụng công nghệ Nhật Bản tiên tiến đi đôi với những giá trị nghiên cứu, sáng tạo kế thừa của Tập đoàn Panasonic hơn 100 năm qua. Tại đây, đoàn được khám phá lịch sử kinh doanh dây điện của Panasonic, nhà máy cũng là nơi kế thừa các sản phẩm từ thời kỳ thành lập của Panasonic.

Nhà máy Tsu

Đoàn đã được chứng kiến quy trình sản xuất các sản phẩm điện trên dây chuyền hiện đại, thử nghiệm nghiêm ngặt, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao nhất trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Điểm mạnh chính nằm ở “dây chuyền sản xuất tích hợp” cho phép thực hiện mọi việc từ xử lý nguyên liệu (tấm kim loại và viên nhựa) đến sản xuất và đóng gói sản phẩm, không phụ thuộc vào các nhà cung cấp linh kiện. Nhà máy Tsu cũng xử lý được các khâu mà nhiều nhà sản xuất thuê ngoài, chẳng hạn như thiết kế và bảo trì khuôn mẫu cũng như thiết kế thiết bị sản xuất.Quy trình sản xuất, bắt đầu từ việc đưa nguyên liệu thô vào máy móc đến lắp ráp, kiểm tra và đóng gói, đạt được tự động hóa tiên tiến mà không cần sự can thiệp của con người, đảm bảo sản xuất hàng loạt sản phẩm với chất lượng ổn định. Một trong những cơ sở hỗ trợ sản xuất hàng loạt là “Máy tạo hình đa nhiệm”, sản xuất một bộ phận gọi là “lò xo khóa” – bộ phận này giúp định hình chắc chắn các phích cắm đang cắm điện, ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ do điện. Máy tạo hình đa nhiệm tạo ra 480 lò xo khóa có hình dạng phức tạp mỗi phút. Lò xo khóa do Máy tạo hình đa nhiệm của Nhà máy Tsu sản xuất được xuất khẩu sang nhiều nước khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Tự động hóa trong nhà máy. Các bộ phận được sản xuất được vận chuyển bằng máy giao hàng tự động sang quy trình tiếp theo.

PEW đang tiến hành phát triển nguyên liệu thô nội bộ. “Nhựa Urea Formaldehyde” được sử dụng trong các thiết bị nối dây có khả năng chống cháy cao. Thậm chí ở trong trường hợp có hỏa hoạn, nó không dễ cháy, góp phần mang lại môi trường điện an toàn. Nhựa Urea Formaldehyde được sử dụng trong các thiết bị nối dây trên toàn thế giới, góp phần hơn nữa vào việc đảm bảo an toàn cho các cơ sở điện trên toàn cầu.

Panasonic đang đầu tư xây dựng và nâng cấp Nhà máy của Tập đoàn ở Bình Dương. Nhà máy sẽ được chuyển giao những công nghệ tiên tiến nhất được áp dụng tại nhà máy Tsu, hứa hẹn trở thành cơ sở sản xuất lớn với năng suất hàng đầu của Tập đoàn. Nhà máy tại Bình Dương cũng được Nhà máy Tsu hỗ trợ về năng lực sản xuất và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Nhà máy đang được xây dựng theo hướng công trình xanh, thân thiện với môi trường, cắt giảm năng lượng hoá thạch, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, không phát thải khí Co2. Đây chính là minh chứng cho sự đầu tư bài bản, nghiêm túc và cam kết phát triển lâu dài của Tập đoàn Panasonic tại Việt Nam.

Trung tâm Công nghệ Đánh giá Chất lượng – Trái tim của Panasonic

Địa điểm tham quan tiếp theo của đoàn là Trung tâm Công nghệ Đánh giá Chất lượng – trung tâm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thiết bị điện của Tập đoàn Panasonic. Tọa lạc tại Kadoma, trụ sở chính của Tập đoàn tại Osaka, Trung tâm Công nghệ Đánh giá Chất lượng đảm bảo độ an toàn và độ tin cậy của sản phẩm.

Trụ sở chính của Tập đoàn Panasonic tại Osaka

Trang thiết bị của Trung tâm được đầu tư đồng bộ, hiện đại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đánh giá chất lượng của nhiều loại sản phẩm. Chẳng hạn, để đánh giá các đặc tính quang học của thiết bị chiếu sáng, trung tâm có nhiều công cụ kiểm tra độc đáo. Ánh sáng và tia sáng được số hóa một cách hiệu quả và chính xác, cho phép mô phỏng ánh sáng bằng VR và CG dựa trên dữ liệu này.

Tại đây, đoàn được trải nghiệm không gian kiểm nghiệm hệ thống chiếu sáng tái tạo môi trường dân cư quy mô đầy đủ, thể hiện kiến thức chuyên môn sâu sắc của các kỹ sư tập đoàn Panasonic về chiếu sáng trong thị trường nhà ở. Bên trong Trung tâm, có xây dựng “Phòng ánh sáng Akari” – nơi đánh giá chất lượng ánh sáng dân dụng trong nhiều không gian và môi trường khác nhau của nhà của nhà ở được mô phỏng như thực tế. Ngoài ra, hiệu ứng ánh sáng còn được kiểm định bằng cách lắp đặt các thiết bị chiếu sáng.

Phòng ánh sáng Akari

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng có một phòng tối lớn (darkroom) với khả năng kiểm tra ánh sáng của hệ thống chiếu sáng quy mô lớn, bao gồm cả hệ thống chiếu sáng sân vận động. Thiết bị đo lường tự động tốc độ cao giúp đo lường sự phân bố ánh sáng bao gồm một thiết bị có hình vòng cung với đường kính 10m và các dụng cụ đo quang thông cao ở cách khoảng cách 1 độ. Thiết bị có thể đo được ánh sáng phát ra theo mọi hướng với độ chính xác cao và trong thời gian ngắn. Thiết bị còn có thể đo chính xác độ rọi ở khoảng cách tối đa 30m.

Trung tâm Công nghệ Đánh giá Chất lượng đóng vai trò là đầu mối liên lạc cho cả khách hàng và bộ phận sản xuất và dịch vụ. Trung tâm đóng vai trò dẫn đường trong nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm chất lượng, bắt nhịp xu hướng toàn cầu, đầu tư cho tương lai nhằm đáp ứng mong đợi và yêu cầu thực sự của khách hàng.

Sân vận động Koshien – Thánh địa của thanh xuân nước Nhật

Được xây dựng vào năm 1924, chính thức thì được biết đến là Sân vận động Hanshin Koshien – sân nhà của CLB Hanshin Tigers, còn “Koshien” (甲子 園) là tên ban đầu, và vẫn là biệt danh phổ biến, dành cho sân vận động bóng chày lâu đời nhất và được yêu thích nhất của Nhật Bản. Ban đầu, sân bóng này được xây dựng làm sân vận động cho môn bóng chày trung học. Cho đến ngày nay, Koshien là địa điểm tổ chức giải đấu bóng chày trung học hàng năm, các sự kiện lớn thu hút đám đông đông đúc và được phát sóng trên truyền hình quốc gia.

Sân là nơi chứng kiến giấc mơ của hàng triệu các nam học sinh cấp 3 toàn Nhật Bản trong gần 100 năm qua. Đồng hành với sân, thắp sáng niềm hi vọng của các vận động viên thiếu niên chính là hệ thống đèn LED của tập đoàn Panasonic. Việc chuyển đổi đèn LED này là một phần trong công việc “Bảo vệ môi trường” của Sân vận động Hanshin Koshien. Bằng cách thay thế thiết bị chiếu sáng HID cũ bằng thiết bị chiếu sáng LED, dự kiến ​​lượng khí thải CO2 từ chiếu sáng sân vận động có thể giảm khoảng 60%.

Sân vân động Koushien dưới ánh đèn

Tập đoàn Panasonic – Công ty lắp đặt các thiết bị chiếu sáng mới, đã phát triển đèn pha LED tùy chỉnh mang lại hiệu ứng mới đồng thời tái tạo màu trắng và cam truyền thống (Cocktail Rays), tạo ra bầu không khí hoài niệm cộng hưởng với cảm giác quen thuộc và ký ức xa xôi. Hệ thống chiếu sáng của sân bao gồm 756 thiết bị, được điều khiển riêng để bật/tắt và điều chỉnh độ sáng bằng hệ thống điều khiển ánh sáng được gọi là điều khiển DMX. Sau khi thiết lập, hệ thống sẽ tắt mở đèn một cách mượt mà cho phép truyền tải thông điệp và hình ảnh, phối hợp với màn hình chính và hệ thống âm thanh, mang lại hiệu ứng hình ảnh độc đáo, hiện thị hình ảnh và thông điệp thông qua ánh sáng, giống như nghệ thuật Pixel.

Hệ thống chiếu sáng sân Koshien do Panasonic cung cấp

Môi trường ánh sáng được tối ưu hóa cho cả người chơi và khán giả đạt được thông qua mô phỏng ánh sáng dựa trên công nghệ VR. Thời gian gần đây, sự chuyển hướng sang phát sóng 4K và 8K yêu cầu ánh sáng ở các sân vận động phải có khả năng hiện thị màu cực cao. Panasonic đã chủ động phát triển hệ thống đèn pha LED được thiết kế riêng cho các cơ sở thể thao chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ việc phát sóng trên truyền hình.

Sân đã đoạt Giải thưởng Chiếu sáng Nhật Bản năm 2023, được công nhận vì những sáng kiến chiếu sáng nổi bật tại Nhật Bản, là minh chứng cho sức sáng tạo và công nghệ vượt trội của Panasonic.

Tokyo Sky Tree – Đỉnh cao kiến trúc Nhật Bản

Tạm biệt Osaka, Đoàn di chuyển tới thành phố tiếp theo – Tokyo và tham quan niềm tự hào của thành phố – tháp Tokyo Sky Tree. Thiết kế của tháp truyền hình Tokyo Sky Tree là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống của Nhật Bản.

Tháp truyền hình Tokyo Sky Tree lấy cảm hứng từ các ngôi chùa cổ Nhật Bản. Nó bao gồm hai phần, trụ bê tông cốt thép hình tròn thẳng đứng làm trung tâm, xung quanh bao bọc bởi các thanh trụ thép đặc biệt theo dạng đan lưới hay dạng xương. Loại thép này được đặc chế riêng với cường độ chịu lực chắc chắn gấp hai lần so với loại thép tốt nhất được sử dụng trong việc xây dựng các tòa nhà cao tầng trên khắp thế giới. Tổng cộng có hai lớp lưới thép được nối với trụ trung tâm, có thể chuyển vị độc lập với nhau để giảm các tác động địa chấn.

Tòa tháp khổng lồ này còn nổi tiếng với những màn trình diễn ánh sáng đặc sắc, sống động với ba màu sắc chính cùng những ý nghĩa riêng của từng màu: Màu Iki ánh sáng xanh nhạt chiếu sáng trụ trung tâm, đại diện cho dòng sông Sumida; Tiếp đến là Miyabi xanh lam lấp lánh, lung linh, tinh tế, mang lại sự duyên dáng đặc biệt cho tòa tháp; Cuối cùng cũng là màu chủ đạo của tháp: Nobori ánh cam, đại diện cho sự may mắn. Ngoài ra màu sắc sẽ được thay đổi theo những sự kiện nổi bật. Điều đó là nhờ vào hệ thống chiếu sáng của tòa tháp, toàn bộ đều dùng hệ thống đèn LED do Panasonic sản xuất.

Những thiết bị chiếu sáng này được thiết kế để chiếu sáng phần đế của Tokyo Skytree. Trong giai đoạn lập kế hoạch, công nghệ LED chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt để chiếu sáng các công trình lớn như ngọn tháp. Vậy nên để tạo tòa tháp được áp dụng công nghệ chiếu sáng sáng tạo và mang tính an toàn về môi trường trong thế kỷ 21, Panasonic đã đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các thiết bị chiếu sáng LED có độ sáng cao. Cải tiến này giúp tiết kiệm năng lượng tới 43% so với các nguồn sáng thông thường, cùng với khả năng phản hồi Bật/tắt ngay lập tức, được điều khiển bằng máy tính. Nhờ đó, Tháp Tokyo Sky Tree mang vẻ đẹp lung linh, tráng lệ giữa thủ đô Tokyo sầm uất và trải nghiệm lơ lửng giữa không trung.

Màn trình diễn ánh sáng của Tháp Tokyo Skytree

Với những công trình ánh sáng tráng lệ này, Panasonic đã chứng minh mình là nhà sản xuất và cung cấp hệ thống chiếu sáng hàng đầu thế giới, không chỉ cung cấp các sản phẩm nhỏ lẻ cho tiêu dùng gia đình mà còn có thể đem đến những giải pháp vượt trội cho các công trình nhà ở và phi nhà ở với quy mô lớn và độ phức tạp cao.

Chuyến hành trình tham quan Osaka – Tokyo đã thành công tốt đẹp bởi những ấn tượng sâu sắc đọng lại trong lòng các thành viên tham dự. Đây không chỉ là dịp để kết nối các thành viên tham gia đoàn đến từ các đơn vị truyền thông mà còn là dịp để khám phá, trải nghiệm những công trình biểu tượng của Nhật Bản cũng như hệ thống thiết bị điện và chiếu sáng hiện đại, bền vững đến từ Tập đoàn Panasonic.

Về Công ty TNHH Panasonic Electric Works Việt Nam (PEW)

Công ty TNHH Panasonic Electric Works Việt Nam (trước đây gọi là Panasonic Life Solutions Việt Nam) được thành lập tháng 1/2013, là một thành viên của nhóm công ty Panasonic tại Việt Nam. Công ty cung cấp các giải pháp tổng thể về điện, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất cũng như sự hiểu biết sâu sắc về thiết bị nhà ở, văn phòng.

Các giải pháp điện của PEW hướng tới mục tiêu Khử cacbon, Giải pháp thiết bị cho tương lai & An toàn và an ninh cuộc sống.

Minh Ngọc