22/10/2018

Hà Nội: Phát triển không gian công cộng – Sáng kiến nhỏ hướng tới mục tiêu lớn

Hà Nội có cảnh quan cây xanh, mặt nước đa dạng, có nhiều công viên lớn, sân chơi nhỏ… Trong 20 năm gần đây, thành phố mở rộng, dân số, nhà ở tăng nhanh nhưng hạ tầng đô thị không tăng tương xứng, làm suy giảm chất lượng môi trường sống trong đô thị…

Hà Nội là thành phố bên sông, cảnh quan đa dạng. Sông bên phố, quanh phố và trong lòng phố.Sông hiền hòa bên phố Chợ Gạo vào những năm 1920. Sông Hồng lũ lớn năm 1926 nhấn chìm Bãi giữa, làng Yên Phụ, đe dọa nội thành. Đoàn tầu hỏa chạy qua đoạn ngập nước trong trận lụt 1971 và Hồ Gươm sau trận mưa lớn 1981.
Hà Nội là thành phố bên sông, cảnh quan đa dạng. Sông bên phố, quanh phố và trong lòng phố.Sông hiền hòa bên phố Chợ Gạo vào những năm 1920. Sông Hồng lũ lớn năm 1926 nhấn chìm Bãi giữa, làng Yên Phụ, đe dọa nội thành. Đoàn tầu hỏa chạy qua đoạn ngập nước trong trận lụt 1971 và Hồ Gươm sau trận mưa lớn 1981.
Hà Nội đang phát triển không đồng bộ. Không gian công cộng bị xe máy hàng quán chiếm dụng. Các công viên chen chúc mỗi dịp nghỉ lễ. Nạn tắc đường, ngập úng, ô nhiễm môi trường, khói bụi… gia tăng hàng ngày
Hà Nội đang phát triển không đồng bộ. Không gian công cộng bị xe máy hàng quán chiếm dụng. Các công viên chen chúc mỗi dịp nghỉ lễ. Nạn tắc đường, ngập úng, ô nhiễm môi trường, khói bụi… gia tăng hàng ngày

Nội thành thành phố mở rộng từ 44 km2 lên 152 Km2. Năm 2008 mở rộng địa giới hành chính, diện tích thành phố từ hơn 900Km2 lên 3.420km2. Thành phố mở rộng nhưng chủ yếu là gia tăng BĐS chứ không phải là phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ. Trong 100 năm đô thị hóa (1900-2000), Hà Nội xây dựng 12 triệu m2 nhà ở, nhưng chỉ hơn 10 năm (2001-2014), Hà Nội đã xây mới gần 120 triệu m2 – Gấp 10 lần 100 năm trước đó. Mỗi năm Hà Nội xây mới 12 triệu m2, nhưng hạ tầng đô thị (trong đó có KGCC) không phát triển tương ứng. Không gian công cộng vốn đã ít ỏi lại ngày càng thu nhỏ do nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng.

Những hình ảnh khu nội đô thay đổi theo thời gian: Hồ Gươm 1970, Tết 2015 và ngày 01/9/2016, hai trương phố đi bộ quanh Hồ Gươm.

Những hình ảnh khu nội đô thay đổi theo thời gian: Hồ Gươm 1970, Tết 2015 và ngày 01/9/2016, khai trương phố đi bộ quanh Hồ Gươm.

Khởi động từ năm 2004, quận Hoàn Kiếm không ngừng phát triển mở rộng phố đi bộ. Nhiều hoạt động cộng đồng diễn ra trên phố như làm sân chơi cho trẻ em từ vật liệu tái chế, biểu diễn văn nghệ, không gian ẩm thực…

Sau khi thử nghiệm triển khai phố đi bộ Hàng Đào – Chợ đêm Đồng Xuân vào 2 ngày nghỉ cuối tuần từ năm 2004, đến năm 2014, quận Hoàn Kiếm tiếp tục mở rộng không gian đi bộ ra các phố Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ. Ngày 1/9/2016, thành phố khai trương phố đi bộ 2 ngày cuối tuần quanh Hồ Gươm và vùng phụ cận. Sau 2 năm (2016-2018), quận Hoàn Kiếm đang tiếp tục lập kế hoạch mở rộng không gian đi bộ.

Phố đi bộ đã mang lại hình ảnh mới cho Hồ Gươm và khu vực phụ cận với những dự án tôn tạo di sản đô thị, tăng cường sinh hoạt văn hóa – giải trí phong phú đồng thời đem lại lợi ích kinh tế ngoạn mục. Thu ngân sách quận Hoàn Kiếm tăng liên tục: từ 2.000 tỷ đồng năm 2014 lên 3.000 tỷ năm 2015, 4.000 tỷ năm 2016; 5.000 tỷ năm 2017 và dự kiến gần 7.000 tỷ năm nay, 2018.

Xuất phát từ Dự án “Phố đi bộ”, quận Hoàn Kiếm đã hướng tới không gian đi bộ thân thiện an toàn trong phạm vi toàn bộ không gian phu khụ cận Hồ Gươm, sẽ lan toả ra một phần khu phố Pháp. “Phố đi bộ” đã bổ sung tức thời sự thiếu hụt không gian công cộng của một địa bàn chật hẹp nhất thành phố, không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng giải trí cho cư dân thành phố hay gia tăng sinh kế mà còn phát triển các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa sâu sắc.

Nhận thấy lợi ích nhiều mặt, thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đã tiến hành mở rộng không gian phố đi bộ bằng sáng kiến đột phá là thực hiên dự án “Phố nghệ thuật Phùng Hưng”.

Quận Hoàn Kiếm đã huy động sự tham gia của cộng đồng để tôn tạo nơi đây trở thành phố nghệ thuật, thu hút sinh hoạt cộng đồng đến sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Dự án nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của UN Habitat, Quỹ Hàn Quốc, Hội kiến trúc sư Hà Nội, các nghệ sĩ mỹ thuật đương đại và cộng đồng.

Đoàn khảo sát hiện trạng phố Phùng Hưng và các nghệ sĩ, kiến trúc sư tham gia thiết kế, triển lãm các phương án đề xuất trên phố. Rất nhiều hoạt động của cộng đồng diễn ra trên tuyến phố.

Đoàn khảo sát hiện trạng phố Phùng Hưng và các nghệ sĩ, kiến trúc sư tham gia thiết kế, triển lãm các phương án đề xuất trên phố. Rất nhiều hoạt động của cộng đồng diễn ra trên tuyến phố.

Dự án đã thu hút sự chú ý của các trường Đại học và cộng đồng, các doanh nghiệp địa phương.

Phố Phùng Hưng: Sáng kiến nhỏ đem lại niềm vui lớn

Phố Phùng Hưng: Sáng kiến nhỏ đem lại niềm vui lớn

Đoạn phố Nghệ thuật chỉ chiếm 1/10 chiều dài con phố Phùng Hưng nhưng giờ đây đã là điểm đến ưa thích của cư dân Thủ đô và người dân cả nước. Trong ngày thường hay phiên chợ Hoa Tết, Trung Thu… nơi đây đã trở thành điểm sinh hoạt nghệ thuật cộng đồng, mở rộng không gian đi bộ từ khu phố Hàng Buồm , Lãn Ông, Hàng Mã và lan sang các khu phố chung quanh.

Phố nghệ thuật trên đường Phùng Hưng đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhóm nghệ sĩ tại Hà Nội và các địa phương khác thực hiện các dự án làm đẹp đường phố bằng các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, chậu hoa, phù điêu , sắp đặt nghệ thuật… gây dựng hình ảnh đẹp đẽ về nơi chốn và nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội. Dự án này mới là khởi đầu cho một chuỗi các nghiên cứu tái phát triển đô thị tại các khu vực qua thời gian đã chuyển đổi dần các vai trò , chức năng sử dụng… nay cần can thiệp để thích ứng hơn.

Cầu dẫn xây bằng đá nối đường sắt lên cầu Long Biên là tuyến đướng sắt huyết mạch của Hà Hội hướng tới Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc. Phố Phùng Hưng cũng là vị trí sẽ triển khai tuyến đường sắt đô thị số 1 (Ngọc Hồi – Ga Hà Nội – Yên Viên). Tuyến đường sắt đi trên cao trên hè phố Phùng Hưng

Tuyến đường sắt đô thị này có tác động trọng yếu tới hoạt động giao thông và kiến trúc cảnh quan của khu phụ cận Hồ Gươm. Giải pháp kết hợp đường sắt quốc gia với đường sắt đô thị, đồng thời tôn tạo nâng cấp các cầu vượt giao cắt với đường bộ nội đô, kết hợp phố thương mại được tính tới.

Théo đó, phố Phùng Hưng đang là trọng tâm của chuỗi hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan từ đường biên của khu phụ cận Hồ Gơm, đem lại lợi ích đa dạng. Nó vừa khai thông dự án đường sắt đô thị số 1 đang bế tắc vừa làm sống lại tuyến đường sắt quốc gia đang hoạt động cầm chừng vừa biến không gian kiến trúc đô thị đang bị lãng quyên thành một tuyến phố thương mại với hơn 300 cửa hàng trên con phố đẹp là ranh giới giữa khu phụ cận Hồ Gươm và di sản Hoàng thành Hà Nội.

Hiện trạng đường sắt quốc gia trên cầu dẫn. Phương án xây dựng đường sắt đô thị có cột bê tông cốt thép trên vỉa hè Phùng Hưng được thiết kế năm 2014. Phương án tích hợp đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, phố thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp nâng cấp kiến trúc cảnh quan đường biên khu phụ cận Hồ Gươm.

Hiện trạng đường sắt quốc gia trên cầu dẫn. Phương án xây dựng đường sắt đô thị có cột bê tông cốt thép trên vỉa hè Phùng Hưng được thiết kế năm 2014. Phương án tích hợp đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, phố thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp nâng cấp kiến trúc cảnh quan đường biên khu phụ cận Hồ Gươm.

Nếu trục giao thông trên phố Phùng Hưng đã khai thông thì không gian tiềm năng tiếp theo sẽ là bãi giữa sông Hồng.

Bãi giữa sông Hồng một thời gian với thải rác và cư trú tự phát… đã có những mô hình tạo dựng không gian công cộng chi phí thấp, hứa hẹn trở thành không gian an toàn và vệ sinh cho cư dân Thủ đô

Bãi giữa sông Hồng một thời gian với thải rác và cư trú tự phát… đã có những mô hình tạo dựng không gian công cộng chi phí thấp, hứa hẹn trở thành không gian an toàn và vệ sinh cho cư dân Thủ đô

Trong khi các dự án bất động sản đang được bàn thảo thì bãi Giữa Sông Hồng đã là bãi tắm, nơi tập chạy, đi xe đạp dã ngoại với khung cảnh hấp dẫn

Trong khi các dự án bất động sản đang được bàn thảo thì bãi Giữa Sông Hồng đã là bãi tắm, nơi tập chạy, đi xe đạp dã ngoại với khung cảnh hấp dẫn

Tiếp giáp phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm là 2 km bờ bãi sông Hồng, vốn là không gia cảnh quan rất có giá trị. Từ năm 2007 đã có dự án bất động sản quy mô nhiều tỷ USD của doanh nghiệp Hàn Quốc đề xuất nhưng không thực hiện được. Hàng chục năm qua, nơi đây trở thành không gian sinh hoạt ưa thích của cư dân Hà Nội nhưng do hoạt động tự phát nên nơi đây tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, bị bỏ mặc cho môi trường xuống cấp và trật tự xã hội buông lỏng. Một số sáng kiến đã được triển khai, hy vọng sẽ là khởi đầu cho sáng kiến mới về phát triển không gian công cộng Hà Nội: đầu tư nhỏ, lợi ích lớn.

KTS Trần Huy Ánh