18/03/2020

Hà Nội: Nỗ lực kiến tạo sân chơi trẻ em trên bãi hoang sông Hồng

Các nghệ sĩ Hà Nội dùng vỏ chai nhựa ghép làm thuyền buồm, sử dụng phế liệu làm mô hình Thánh Gióng, cải tạo khu đất bãi hoang phế ven sông Hồng làm nơi vui chơi sạch đẹp, xanh tươi cho trẻ nhỏ…

Nằm sát trung tâm Hà Nội, bờ vở ven sông và bãi giữa sông Hồng, những năm qua, đã trở thành nơi thu hút hàng vạn cư dân tới sinh sống. Những dãy nhà cao 3-5 tầng phóng tầm mắt qua sông. Ngay chân cầu Long Biên phía Gia Lâm đã lừng lững những tòa chung cư cao mấy chục tầng. Câu hỏi đặt ra, đất bãi ven sông và bãi giữa sông Hồng  thuộc quyền sở hữu, sử dụng của cá nhân, tổ chức nào?

Trên cầu Long Biên nhìn xuống bờ vở và vườn khế dưới bãi giữa sông Hồng năm 2017

Trên cầu Long Biên nhìn xuống bờ vở và vườn khế dưới bãi giữa sông Hồng năm 2017

Theo luật Đất đai năm 2013 thì đất bãi bồi tại địa phương nào thì do UBND xã/phường, quận/huyện nơi đó quản lý. Chính quyền có thể giao đất cho cá nhân, tổ chức thuê để khai thác, sản xuất, tránh để hoang hóa. Tuy nhiên, thực tế, đất bãi sông Hồng chưa được giao quản lý nên các hoạt động khai thác chỉ là tự phát.

Từ năm 1993, Hà Nội đã cho xây bức tường bảo vệ hành lang thoát lũ ở khu vực bãi giữa và hàng năm tốn nhiều công sức để chống lấn chiếm hành lang này. Lần ra quân gần nhất để lập lại trật tự, bảo vệ hành lang thoát lũ được tiến hành cuối năm 2017 nhưng chỉ ít tháng sau, cây cối đã lại mọc lên xanh tốt, che lấp hết cả bức tường. Mảnh đất bãi màu mỡ khiến chính quyền phải hao công, tốn của để duy trì  trật tự mỏng manh nơi này.

Khu bờ vở sông Hồng cuối năm 2017 và tháng 3/2018

Khu bờ vở sông Hồng cuối năm 2017 và tháng 3/2018

Sông Hồng từng được gọi là một “dòng sông du đãng”, “tính khí thất thường, luôn thay đổi dòng chảy” như trong đánh giá của Nha Địa lý Đông Dương khi lập bản đồ địa hình, thủy hệ sông năm 1905.

Những năm 1950, nghệ sỹ nhiếp ảnh Hữu Cấy từng chụp ảnh sông Hồng với hình ảnh ngư dân chài lưới gần cầu Long Biên, lũ trẻ đùa vui trên bờ bãi sông, bờ bãi trù phú, tươi tốt…

Bản đồ địa hình và kế hoạch đắp đê năm 1905  . Tầuthủyvẫn hoạt động vào mùa cạn ; Đường sắt qua cầu Long Biên trong trận lũ lớn 1926 ; Con đường bên sông Hồng ,Hà Nội ; Nông dân châu thổ Bắckỳ  tham gia đắp đê đầu  thế kỷ 20

Bản đồ địa hình và kế hoạch đắp đê năm 1905. Tàu thủy vẫn hoạt động vào mùa cạn ; Đường sắt qua cầu Long Biên trong trận lũ lớn 1926; Con đường bên sông Hồng, Hà Nội; Nông dân châu thổ Bắc kỳ tham gia đắp đê đầu thế kỷ 20

Quy hoạch Thủy lợi của các chuyên gia Việt Nam  2016 và cuộc sống bên sông

Quy hoạch Thủy lợi của các chuyên gia Việt Nam 2016 và cuộc sống bên sông

Sau năm 1980, Việt Nam đã xây nhiều  công trình thủy điện lớn đầu nguồn sông Hồng, sông Đà, tích  trữ gần 10 tỷ mét khối nước, làm thay đổi lưu lượng nước sông Hồng. Dòng sông khi về tới Hà Nội, dòng chảy thu hẹp, có lúc cạn trơ đáy. Sông Hồng có 90% nguồn nước từ phía Nam Trung Quốc nên Việt Nam cũng thiếu thông tin để tính toán về lưu lượng, dòng chảy về hạ lưu.

Ảnh của Hữu Cấy năm 1955 về bãi đá bóng Long Biên cho thấy bãi giữa sông Hồng khi đó chỉ là một doi đất nhỏ. Đến năm 2018, khu vực bãi giữa đã là một cánh đồng rộng gần 100 ha.

Ảnh của Hữu Cấy năm 1955 về bãi đá bóng Long Biên cho thấy bãi giữa sông Hồng khi đó chỉ là một doi đất nhỏ. Đến năm 2018, khu vực bãi giữa đã là một cánh đồng rộng gần 100 ha.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Viện thiết kế Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã lập hồ sơ nhưng thông tin đầu vào của nguồn nước, phần bố trí các vùng bán ngập dự trữ nước sạch kết hợp thoát lũ an toàn chưa được thể hiện.

Các dự án khai thác bờ bãi sông Hồng, theo đó, cũng đóng băng vì  Hà Nội vẫn chưa phê duyệt quy hoạch phân khu khi vướng nhiều vấn đề pháp lý, nhất là về phạm vi thoát lũ. Đây là phần việc thuộc thẩm quyền của Bộ NN&PTNT, phải lãm rõ giải pháp thoát lũ cho sông Hồng thì Hà Nội mới có thể  đất giao đất khu vực này với những mục đích sử dụng cụ thể.

Dự án nghệ thuật tại 350m bờ vở sông Hồng của 16 nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế hoàn thành tháng 2/2020 đem đến một không gian mới cho khu dân cư ngoài đê của Hà Nội

Dự án nghệ thuật tại 350m bờ vở sông Hồng của 16 nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế hoàn thành tháng 2/2020 đem đến một không gian mới cho khu dân cư ngoài đê của Hà Nội

Trong khi chờ lời giải cho vùng đất bãi sông Hồng thì vùng đất dài gần nửa cây số sát trung tâm Hà Nội vẫn bị bỏ phí, chính quyền vẫn phải bỏ công, bỏ của canh giữ trong khi người già, con trẻ trong khu vực dân cư đông đúc ngoài đê lại thiếu không gian để vận động, vui chơi.

Trước thực tế đó, các nghệ sĩ Hà Nội đã thu gom vỏ chai nhựa ghép lại thuyền buồm, sử dụng phế liệu làm mô hình Thánh Gióng, cải tạo khu đất bãi hoang phế… trang trí thành nơi vui chơi sạch đẹp, cây cối xanh tươi cho con trẻ nô đùa. Có thể còn lâu mới có câu trả lời đất bờ bãi sông Hồng là của ai nhưng lúc này, khi có một sân chơi đẹp đẽ, chính lũ trẻ sẽ nhận bài học của lao động sáng tạo, chắt chiu có thể khiến ngay cả phế thải cũng phát huy giá trị.

KTS Trần Huy Ánh/Dân trí