UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1997/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch quảng cáo (QHQC) ngoài trời trên địa bàn TP đến năm 2020, định hướng đến năm 2050.
Về phạm vi nghiên cứu: Điều chỉnh QHQC trên 7 tuyến đường đã sử dụng ổn định theo Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 của UBND TP bao gồm: Quốc lộ 18, đường Võ Văn Kiệt, Quốc lộ 5, Quốc lộ 1B, Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A (Hà Nội – Bắc Ninh), đường vành đai I, II, III. QHQC trên 15 tuyến đường mới bao gồm: Đường Võ Nguyên Giáp, đại lộ Thăng Long; đường cao tốc: Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Cầu Giẽ – Ninh Bình; Quốc lộ: 2; 3 (cũ); 5 (kéo dài); 6; 21; 21B; 32; Tuyến đường Cienco 5 (Hà Đông – Phú Xuyên); đường 414 (thị xã Sơn Tây – Đá Chông, Ba Vì). QHQC khu vực nội đô gồm: Bảng quảng cáo (BQC) gắn tại các công trình, nhà ở riêng lẻ; BQC trên dải phân cách; BQC đứng độc lập trong khuôn viên trung tâm thương mại, siêu thị, bãi đỗ xe, nhà ga, sân bay…; màn hình chuyên QC; banzon dọc; bảng tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và an sinh xã hội.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
|
Về đối tượng nghiên cứu: Bảng tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và chính sách xã hội; QC Thương mại bao gồm: BQC đứng độc lập có diện tích từ 40m2 trở lên; BQC đứng độc lập có diện tích dưới 40m2; BQC gắn tại các công trình, nhà ở riêng lẻ dải phân cách, nhà chờ xe buýt; Màn hình chuyên quảng cáo; Banzon. Về tổ chức thực hiện QH: Giai đoạn 1: Công bố QH sau khi được phê duyệt; Giai đoạn 2: Từ nay đến năm 2020 (triển khai thực hiện QH và bổ sung theo điều kiện thực tế phát triển kinh tế – xã hội của TP); Giai đoạn 3: Từ năm 2021 đến năm 2050 (thực hiện QH và bổ sung theo điều kiện thực tế phát triển kinh tế – xã hội của TP). Việc UBND TP phê duyệt và thực hiện QHQC ngoài trời đến năm 2020, định hướng 2050, giúp Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành QHQC sau khi Luật Quảng cáo năm 2013 có hiệu lực.
Theo KTĐT