12/10/2020

Giải pháp quy hoạch xã NTM ven đô nhằm tăng cường liên kết đô thị – nông thôn và phù hợp với định hướng đô thị hoá

Là chủ đề cuộc Hội thảo khoa học quốc tế do Tổng hội Xây dựng phối hợp với Viện Kiến trúc quốc gia (Viar) tổ chức sáng 9/10/2020 tại Viar Hà Nội. Hội thảo có đại diện các chuyên gia, nhà khoa học, các ban ngành, kts trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng tham dự.

Quá trình đô thị hoá nhanh, xảy ra không ít những tác động đến cuộc sống của người dân nông thôn, đặc biệt là tại các khu vực ven các độ thị. Quá trình mở rộng không gian độ thị cùng với sự xuất hiện các dự án nhà ở, bất động sản và các khu công nghiệp, dịch vụ tại địa bàn các xã ven đô làm suy giảm mạnh quỹ đất sản xuất, đất tự nhiên.

Hội thảo Quốc tế bàn về đề tài: "Nghiên cứu định hướng và giải pháp quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới ven đô”

Hội thảo Quốc tế “Nghiên cứu định hướng và giải pháp quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới ven đô”

Cùng với đó, việc xuất hiện các khu ở dạng đô thị và khu công nghiệp thu hút cư dân từ đô thị, công nhân và gia đình từ các địa phương khác chuyển đến sinh sống, làm việc khiến cho dân số các xã ven đô tăng nhanh chóng, trong khi hạ tầng chưa đáp ứng được, dẫn tới tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là về giáo dục, giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường… Những vẫn đề trên diễn ra phổ biến tại các xã ven đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các đô thị đang công nghiệp hoá mạnh như TP Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương…

Đề tài nghiên cứu về Chương trình xây dựng NTM “Nghiên cứu định hướng và giải pháp quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới ven đô” đề xuất các định hướng và giải pháp quy hoạch xây dựng xã NTM ven đô nhằm tăng cường liên kết đô thị và nông thôn, đảm bảo xây dựng NTM gắn với đô thị hóa, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư, hỗ trợ triển khai thực hiện cao các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới về quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội.

image003

Tại Hội thảo TS. KTS Lê Thị Bích Thuận có bài nghiên cứu và định hướng giải pháp quy hoạch cho các xã NTM vùng ven đô, cần đảm bảo 2 mục tiêu:  (1) Tăng cường kết nối xã NTM và đô thị  liền kề  cũng như kết nối với các xã và đô thị khác trong vùng; (2) Định hướng phát triển không gian xã NTM ven đô cần phù hợp với định hướng mở  rộng không gian của đô thị  liền kề  và định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng nhằm đảm bảo tiết kiệm nguồn lực đầu tư.

Các giải pháp quy hoạch nhằm tăng cường kết nối đô thị và nông thôn bao gồm: Kết nối chức năng: chia sẻ và hỗ  trợ chức năng giữa đô thị  và nông thôn; Kết nối hạ tầng: kết nối hạ tầng trong khung phát triển hạ tầng vùng; Kết  nối  cảnh  quan: Kết  nối  không  gian  giao  tiếp  đô  thi-nông  thôn trên nền không gian cảnh quan, sinh thái; Kết nối văn hóa: Kết nối văn hóa trên  nền không gian di sản, không gian tâm linh.

Chuyên gia quy hoạch đô thị quy hoạch vùng Kapil Chaudhery – Sarah Remmei chỉ ra cách tiếp cận bền vững liên kết giữa nông thôn và đô thị như: (1) Chuyển đổi đô thị và thôn; (2) Mối quan hệ cộng sinh; (3) Nhiều cơ hội và thách thức trong đó chú trọng đến những thách thức cơ bản thiếu quy hoạch, chuyển dịch sinh kế dựa vào nông nghiệp, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

image005

Chuyên gia quy hoạch đô thị quy hoạch vùng Kapil Chaudhery – Sarah Remmei

Ông Kapil Chaudhery lấy ví dụ về Nepal – hành lang Birunj Simara đại diện cho khu vực bao gồm 25 thành phố trực thuộc hành chính (12 thành thị và 13 thành phố nông thôn). Các khu vực nông thôn xung quanh Birgunj vừa là vùng nội địa nông nghiệp và cũng là vựa bánh mì và nguồn sản xuất thực phẩm, trái cây,  rau quả  và các sản phẩm chăn nuôi như sữa, trứng, v.v. Các khu vực thành thị phụ thuộc nhiều vào nơi này. Các khu vực nông thôn cũng có nhiều xí nghiệp khác nhau, nơi công việc được thực hiện bởi một thợ  thủ  công lành nghề  tại nhà của họ  bằng cách sử  dụng các công cụ  và vật liệu của riêng họ, với sự hỗ trợ  của các thành viên  trong gia đình họ. Các doanh nghiệp nông thôn, hoặc các ngành thủ  công nghiệp nhỏ, và các nền kinh tế  dựa trên sản xuất  ở  nông thôn bền vững hơn và giúp đạt được cơ sở  kinh tế  tự  thân dễ  dàng hơn. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch và cơ sở  hạ  tầng và các dịch  vụ  liên quan,  ở  nông thôn người dân có xu hướng di cư đến các trung tâm đô thị  lớn để  có cơ hội thu nhập tốt hơn. Điều này tạo ra tình trạng thiếu việc làm  ở  các vùng nông thôn, do đó làm tăng áp lực về nguồn lực và tắc nghẽn ở các trung tâm đô thị cấp 1 và cấp 2 của Birgunj và Kalaiya.

TSKH Bạch Quốc Khang – Cố vấn Ban chủ nhiệm Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM cho biết: “Các yếu tố tác động đến nông nghiệp ven đô trong quá trình CNH, ĐTH tới đây, bao gồm: các điều kiện tự nhiên và yêu cầu chia sẻ tài nguyên dành cho nông nghiệp; các điều kiện kinh tế – xã hội cùng những biến động của gia đình, làng xã, văn hóa, dân số và lao động; các nguồn lực dành cho nông nghiệp, nông thôn ven đô cùng những lực hút, lực đẩy, thị trường, tác động môi trường từ đô thị và các liên kết nội vùng, ngoại vùng từ các đô thị gần kề; chính sách nhà nước cùng cơ chế phân cấp cho các địa phương…

TSKH. Bạch Quốc Khang - Cố vấn Ban chủ nhiệm Chương trình KHCN phục vụ Xây dựng NTM

TSKH. Bạch Quốc Khang – Cố vấn Ban chủ nhiệm Chương trình KHCN phục vụ Xây dựng NTM

– Cần nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí nhận diện hợp lý phạm vi NNVĐ cho các loại đô thị, ở các vùng miền khác nhau, chứ không sao chép rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, từ đô thị này sang đô thị khác;

– Cần nghiên cứu để có hướng dẫn nhận diện đúng các chức năng chính của NNVĐ cho từng thành phố ở các vùng miền và cách giải quyết hài hòa các chức năng có tính mâu thuẫn nhau;

– Cần rà soát, bổ sung các quy hoạch đô thị hiện có để bổ sung quy hoạch phát triển NNVĐ cho phù hợp”.

Ban chủ nhiệm đề tài cùng các diễn giả tại Hội thảo

Ban chủ nhiệm đề tài cùng các diễn giả tại Hội thảo

Tại Hội thảo các diễn giả đã tập trung vào các nội dung: Cách tiếp cận, các kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với các xã nông thôn mới ven đô; Định hướng quy hoạch xây dựng các xã nông thôn mới ven đô; Các giải pháp quy hoạch xây dựng các xã NTM ven đô nhằm tăng cường liên kết đô thị và nông thôn.

Lương Thủy

ntm (2)