Giải pháp nào để giảm hạn chế trong quá trình thực hiện quy hoạch?
Kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy việc quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) nhằm tăng hiệu quả, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập xảy ra xung quanh các vấn đề môi trường. Chính vì thế, việc đặt ra giải pháp duy trì và phát huy ưu điểm ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Nhiều ứng dụng khoa học kĩ thuật mới được áp dụng theo quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn. (Ảnh: Internet)
Các nội dung của quy hoạch đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả của đánh giá môi trường chiến lược. Nhiều giải pháp duy trì và phát huy ưu điểm, giảm thiểu những mặt hạn chế của vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy hoạch được đặt ra.
Trước hết, việc xây dựng hệ thống giao thông cần hạn chế phá dỡ công trình công cộng, tận dụng đường giao thông hiện có. Xúc tiến nhanh việc kêu gọi đầu tư hồ chứa nước Lỗ Chài 2, đáp ứng nhu cầu cấp nước của khu. Việc công khai danh mục các dự án thu hút đầu tư của khu quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trước mắt 2020, kêu gọi đầu tư khu vực phía Đông-Nam của khu với quy mô phù hợp với các lĩnh vực có nhu cầu sử dụng nước thấp. Bố trí các đối tượng sản xuất và giải pháp công nghệ theo hướng sử dụng ít nước. Cần bố trí các khu phát sinh chất thải, tác động môi trường mạnh như khu chăn nuôi, sản xuất chế biến cách xa khu dân cư và gần trạm xử lý chất thải tập trung.
Sử dụng đất tiết kiệm, hạn chế mức thấp nhất việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Dành quỹ đất hợp lý để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm NNUDCNC. Giảm mức thấp nhất sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vô cơ, thay thế bằng phân hữu cơ, vi sinh trong sản xuất trồng trọt, trồng cây xanh để giảm tác động do gió.
Các giải pháp về tổ chức, quản lý được đặt ra nhằm duy trì tích cực trong quá trình quy hoạch như ban quản lý Khu NNUDCNC Phú Yên thành lập tổ quản lý và giám sát môi trường của khu, có thể hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm để thực hiện các công việc liên quan đến môi trường của Khu.
Tăng cường năng lực giảm sát, kiểm tra, thanh tra về các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường nhằm phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nâng cao vai trò của tổ chức cộng đồng các công tác quan trọng như thẩm định và quản lý hoạt động sau thẩm định.
Quản lý xây dựng tiêu chí cụ thể để mời gọi đầu tư, trong đó chú trọng về tiêu chí công nghệ sản xuất và chất thải, môi trường, đảm bảo các doanh nghiệp đầu tư trong Khu phải có công nghệ sản xuất tiên tiến và không gây ô nhiễm môi trường. Tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn Khu đều phải lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
Đây là cơ sở để tổ quản lý và giám sát môi trường của Khu cùng các cơ quan chức năng về môi trường tiến hành quản lý, giám sát, xứ lý vi phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch. Tăng cường công tác giáo dục truyền thông về vấn đề bảo vệ môi trường cho cán bộ nhân viên làm việc tại Khu cũng như vùng lân cận. Định hướng sử dụng nước mưa nhằm ứng phó việc thiếu hụt nguồn nước trong quy hoạch vì đây là nguồn nước có chất lượng tốt. Tuy nhiên, do tính phân bố không đều theo thời gian của nó nên khả năng sử dụng nước mưa bị giới hạn trong các tháng mùa khô.
Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật cũng được chú trọng, đặc biệt là việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn VietGap, GlobalGap. Khuyến khích hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khu chức năng của Khu quy hoạch. Ưu tiên hỗ trợ các nghiên cứu, sáng chế và cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản lý, chất lượng sản phẩm.
Áp dụng phổ biến công nghệ tưới tiết kiệm để bảo vệ nguồn nước vốn rất thiếu của khu, có cách xử lý khoa học các loại chất thải rắn và nước thải. Triển khai ứng dụng kỹ thuật và công nghệ môi trường tiên tiến trong xử lý chất thải, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường đảm bảo khả năng giải quyết triệt để ô nhiễm cuối đường ống.
Khu quy hoạch đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt trước đây như khu sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) làm hình mẫu có ý nghĩa thiết thực nhằm chuyển giao mạnh mẽ các tiến bộ kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Chính vì thế, việc quy hoạch khu NNUDCNC Phú Yên sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế của khu vực trong tương lai không xa.
Hà Đào/Báo Xây dựng