Gạch, ngói truyền thống của Wang Shu và Lu Wenyu
Wang Shu và Lu Wenyu, của Amateur Architecture Studio, nổi tiếng vì những quan điểm riêng biệt đối với việc thiết kế coi trọng tính truyền thống và sự vô tận của thời gian hơn bất cứ thứ gì khác. Trong nhiều trường hợp, họ sử dụng vật liệu nào tùy thuộc vào việc ở địa phương có sẵn các vật liệu có thể tận dụng cho việc xây dựng hay không. Gạch, ngói nói chung là loại vật liệu thường được Amateur Architecture Studio sử dụng và đối với Wang Shu, người đã đoạt giải Pritzker năm 2012, những vật liệu này đem đến một thông điệp mang tính chính trị cũng như kiến trúc.
Trong các dự án khác, gạch và ngói còn đem đến cơ hội tạo ra một loại cảnh quan xây dựng nhân tạo. Khu vườn ngói (Tiled Garden) họ xây dựng ở Venice Biennale 2006 là một ví dụ tiêu biểu cho ý tưởng này. Một đại dương với hàng chục ngàn viên ngói tái chế từ các khu vực địa phương đã được cẩn thận xếp thành hàng với lối vào là một cây cầu bằng tre. Một ý tưởng tương tự cũng được xem xét lại khi họ xây dựng Khu nghỉ dưỡng Wa Shan (2014). Công trình này là sự kết hợp của tường gạch wa pian qiang cùng với các hàng ngói tái chế. Cũng như trong Khu vườn ngói, chúng ta có thể đi qua các mái nhà của Khu nghỉ dưỡng Wa Shan nhờ các cây cầu đi bộ và cầu thang trên mái. Hàng mái ngói nhấp nhô mô phỏng theo địa hình cảnh quan xung quanh và tạo ra một môi trường thiền định phía trên công trình chính.
Theo đó, gạch và ngói là một trong số các nỗ lực của Shu và Wenyu để mang thiên nhiên và di sản vào các thiết kế của họ. Gạch và ngói đất sét gắn liền với thổ nhưỡng và khởi nguồn vùng đất của họ; còn lịch sử của chúng lại mang đến hình ảnh của kiến trúc Trung Hoa cổ đại.
Bằng cách kết hợp các yếu tố như gạch, ngói tái chế vào các công trình kiến trúc, Shu và Wenyu đã đưa ra một tuyên bố chống lại quá trình hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc và kiểu kiến trúc tương đối đại trà.
Bằng nhiều cách, các câu chuyện kiến trúc của họ và đặc tính của vật liệu xây dựng này đã cho thấy mong muốn của họ trong việc theo đuổi quan niệm Trung Quốc truyền thống: gắn kết con người và tự nhiên.
Đối với Wenyu, “Xây một ngôi nhà nghĩa là làm gì đó cho con người, làm nó yên tĩnh hơn, hoặc gần gũi với thiên nhiên hơn, nhân bản hơn”, còn kiến trúc chỉ được hiểu như một khái niệm trừu tượng.
Những quan điểm đối với các khía cạnh của kiến trúc đã cho thấy lý do vì sao gạch và ngói rất quan trọng trong bảng màu vật liệu của Shu và Wenyu.
Những kiến thức này rất dễ nhận thấy qua các chi tiết đặc trưng trong kiến trúc của ông. Các hình dạng trở nên phong phú hơn nhờ sắp xếp khác đi một loại vật liệu đơn giản như gạch, ngói đất sét.
Bằng cách làm công việc của một người thợ thủ công, Shu hiểu được những khả năng vô hạn mà gạch và ngói mang lại trong việc tạo ra các tác phẩm kiến trúc độc đáo.
Ở đây wa pian qiang (tường gạch đất sét) là yếu tố quan trọng trong thiết kế, đã thành công trong việc đặt tòa nhà vào bối cảnh xây dựng của nó. Ban đầu được sử dụng như một kỹ thuật xây dựng địa phương, những viên gạch làm nên các bức tường của công trình này được lấy trực tiếp từ tàn tích còn lại của những ngôi làng.
Điều này không chỉ phản ánh mong muốn phục hồi vật liệu truyền thống trong công trình kiến trúc của họ, mà còn đem lại nhiều lợi ích vì đã tạo ra một cấu trúc vững chắc nhờ sử dụng các vật liệu tái chế.