Động lực phát triển của “người khổng lồ”: không phải câu chuyện doanh số
Đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động mới chính là động lực giúp một công ty hơn 200 năm tuổi tiếp tục lớn mạnh và duy trì được vị thế đứng đầu trên mọi lĩnh vực trong ngành.
Đây là nơi công nhân làm việc trong các nhà máy cóđộ an toàn cao, gần như không xảy ra tai nạn. Văn hoá về sự tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử luôn được đề cao ở nơi đây. Bất cứ khi nào gặp rắc rối trong công việc, nhân viên đều có thể gọi đến đường dây trợ giúp mang tên Speakup! để được gặp người có thẩm quyền. Công ty này là AkzoNobel, một trong số 5 công ty hàng đầu về đảm bảo các quyền lợi cho người lao động.
Ở AkzoNobel, quyền lợi của nhân viên được coi là “điều đương nhiên”. Khác với nhiều công ty khác hướng đến các mục tiêu về doanh số hay thị phần, AkzoNobel chọn tầm nhìn của mình là giúp nhân viên an toàn, làm việc trong điều kiện tốt và luôn được tôn trọng và đối xử công bằng.
Siham Lotfi, Giám đốc toàn cầu về quyền con người của AkzoNobel cho biết đó chính là chìa khoá giúp công ty giữ vị trí dẫn đầu và là một “doanh nghiệp tốt”. Bà cho biết AkzoNobel muốn dẫn đầu ngành trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả phát triển bền vững – điều đó đồng nghĩa với việc công ty phải tôn trọng những gì người đang làm việc cho mình đương nhiên được nhận”.
Alain Mimeault, Giám đốc phát triển các nhà cung cấp, cho biết AkzoNobel mong muốn tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn. Ông cho biết, “AkzoNobel thường xuyên thực hiện rà soát vấn đề như thuê lao động trẻ em hay bóc lột sức lao động có thể xảy ra trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu, và có giải pháp điều chỉnh”.
Với các nhân viên bị xâm phạm quyền lợi trong công việc theo quy định đã ban hành, họ có thể thông báo qua đường dây nóng miễn phí Speakup! trên website hoặc gọi điện trực tiếp. Đường dây này có người trực 24/7 và nếu người gọi không nói được tiếng Anh, sẽ có một phiên dịch viên hỗ trợ.
AkzoNobel áp dụng mô hình quản trị nhân sự HR Business Partner (HRBP) yêu cầu bộ phận nhân sự tiếp xúc, tìm hiểu cụ thể về nhân viên và khách hàng để thấu hiểu nhu cầu và những vấn đề của cả hai. Sự thấu hiểu này giúp họ được tạo điều kiện làm việc tốt hơn và được đánh giá công bằng. Với AkzoNobel Việt Nam, mới đây khi AkzoNobel trải qua nhiều thay đổi về chiến lược kinh doanh, mô hình Một nhân sự – One HR được áp dụng. Đây là mô hình quản trị một cách tập trung nhân sự của các công ty thành viên, đảm bảo sự thống nhất, chuyên nghiệp trong quản trị và công bằng, khai thác hiệu quả năng lực của nhân viên.
Những nỗ lực đã mang lại kết quả xứng đáng. Nhờ chương trình quản lý an toàn và nguyên tắc cho phép công nhân tạm dừng công việc nếu phát hiện sự cố, năm 2017, 77% nhà máy của AkzoNobel ghi nhận số ca thương tích bằng 0 trong vòng hơn một năm. Tỷ lệ thương tích (TRR) là 0,20, giảm 27% so với năm 2016.
Kết quả đánh giá năm 2017 cho thấy điểm hài lòng trung bình của nhân viên là 1,8/2. Theo bà Nguyễn Thị Xuân Hương, Giám đốc Nhân sự AkzoNobel Việt Nam, ngoài chính sách thiết thực hỗ trợ người lao động, sự chuyển đổi linh hoạt mô hình quản trị nhân sự đã giúp AkzoNobel đạt được chỉ số gắn kết và hài lòng cao của người lao động.
Mới đây, AkzoNobel được công nhận là Nhà tuyển dụng hàng đầu ở ba thị trường Anh, Trung Quốc và Brazil bởi Viện những nhà tuyển dụng hàng đầu. Đây là năm thứ bảy liên tiếp AkzoNobel được ghi nhận danh hiệu này ở Anh, năm thứ sáu ở Trung Quốc và năm thứ ba ở Brazil.
Không dừng lại ở đây, AkzoNobel mong muốn lan toả tinh thần này đến các nhà cung cấp và đối tác. “Giúp các nhà cung cấp hiểu hơn về những điều này tạo nên sự tin cậy của họ dành cho chúng tôi, từ đó hai bên có thể hợp tác. Đó là điều đáng làm,” Alain nói. “Chúng tôi hỗ trợ giúp các nhà cung cấp phát triển bền vững. Chúng tôi có khung chương trình cho họ, hướng dẫn theo cách AkzoNobel làm. Những bước tiến gần đây giúp AkzoNobel củng cố vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực này”.
PV