Cách chọn vật liệu xây dựng khi làm nhà
Ngôi nhà không chỉ là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nó còn nuôi giữ những kỷ niệm thân thương, là chốn bình yên mỗi lúc ta mệt mỏi trở về. Sẽ thế nào nếu căn nhà lúc nào cũng bừa bộn, xấu xí, xuống cấp trầm trọng chỉ sau một vài năm xây dựng. Hãy bắt tay từ khi phá dỡ công trình và lựa chọn vật liệu xây dựng để tránh gặp phải sai lầm về sau.
1. Xi măng
Đây là một chất gắn kết các thành phần cát, đá và nước lại với nhau để hình thành đá nhân tạo. Trong quá trình xây tô, nhiệm vụ của xi măng sẽ càng được chứng tỏ nhiều hơn, nếu bạn đưa ra quyết định đúng đắn, công trình xây dựng chắc chắn sẽ thích hợp, đảm bảo sự vững chắc. Đó là lý do vì sao ngay từ ban đầu bạn đã phải chọn những nhãn hiệu xi măng uy tín, có danh tiếng và được sự tin tưởng của nhà thầu cũng như là kiến trúc sư.
Nếu bạn tiết kiệm tiền trong gian ban đầu khi mua xi măng thì có thể sẽ phải tốn khá nhiều tiền để sửa chữa, cải thiện hoặc thậm chí là không thể thay thế mà phải đập bỏ đi. Để hoàn thiện một công trình thì chi phí mua xi măng chỉ chiếm một phần nhỏ mà thôi, trung bình nó sẽ giữ ở mức 7 đến 9% tổng giá trị của công trình, vậy nên hãy lựa chọn nó một cách chính xác trước khi chuyển qua một loại vật liệu khác.
2. Cát
Để xác định được chất liệu cát như thế nào thì bạn có thể bốc một ít rồi nắm trong lòng bàn tay, thả ra mà thấy bất kỳ chất bẩn, bùn bám vào nó nghĩa là chất lượng cát không được tốt, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công trình xây dựng. Trước khi sử dụng tốt nhất bạn nên sàng lọc cát trước, khi cần kiểm tra kỹ hơn thì có thể đổ cát vào trong lọ thủy tinh rồi sau đó thêm một ít nước vào quấy lên.
Lúc này, cát sẽ lắng xuống đáy và phần chất bẩn sẽ được hiện rõ lên. Nếu hàm lượng của bùn hay bụi bẩn vượt quá 3% tổng trọng lượng cát thì cần được làm sạch sẽ nếu bạn muốn sử dụng nó. Nói tóm lại thì yêu cầu của cát là không được chứa đất sét, chất bẩn, mica hay vỏ sò…Không dùng cát nhiễm phèn hay nhiễm mặn trong bê tông để xây tô.
3. Đá
Đa phần cốt liệu thô xuất phát từ những viên đá nhỏ, nó giúp làm tăng thêm sức chịu đựng của bê tông. Dùng thông dụng nhất cho bê tông hiện nay là đá với kích thước 1×2 (kích thước hạt lớn nhất 20mm – 25mm).Cốt liệu đá phải sạch tạp chất khi đưa vào trộn bê tông, trước khi đưa ra quyết định bạn cũng cần phải lưu ý một số chi tiết như sau:
+ Đa thông dụng có hình khối, không lẫn quá nhiều tạp chất cũng như thành phần hạt dẹt.
+ Những tạp chất cần được sàng và rửa ngay.
4. Nước
Trong trường hợp dùng nước máy từ hệ thống cấp nước thì bạn chẳng cần phải lo lắng điều gì, tuy nhiên nếu như dùng nước giếng hay nguồn khác thì cần phải làm sạch, loại bỏ chất bẩn. Tránh dùng nước biển, nước phèn, nước ao hồ, nước lợ, nước có váng dầu, mỡ để xây nhà. Lượng nước yêu cầu phải có sự phù hợp với tỷ lệ của xi măng, có như vậy mới mong công trình được vững chắc.
5. Bê tông và vữa
Bê tông là loại vật liệu đá nhân tạo được hình thành bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc hỗn hợp theo một tỷ lệ hợp lý giữa các thành phần như xi măng, nước, cát và phụ gia nếu có. Trong đó phần cát và đá tự nhiên có vai trò là bộ khung chịu lực, bao bọc xung quanh là chất kết dính và nước, nhiệm vụ làm chất bôi trơn và đồng thời lắp đầy các khoảng trống giữa các hạt cốt liệu. Phần vữa có hỗn hợp gồm cát, xi măng, nước theo một tỷ lệ nhất định, ngoài ra bạn cũng cần phải có một chế độ bảo dưỡng hợp lý, đúng cách.
6. Gạch
Chọn gạch ốp tường hay lát nền cần phải thông qua quá trình quan sát, thường thì những viên gạch tốt sẽ có hình dạng chuẩn với những góc cạnh sắc, màu tường đồng cùng nhau đảm bảo chất lượng tốt. Khi làm vỡ một viên gạch nó sẽ không vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ, đập 2 viên gạch vào nhau, gạch chất lượng thì sẽ không phát ra những tiếng dứt khoát.
Ngoài ra bạn có thể thử làm rơi viên gạch ở độ cao chừng 1m, nếu gạch tốt thì chắc chắn nó sẽ không bị vỡ. Hoặc bạn bỏ gạch vào trong nước ngâm khoảng 24h sau đó kiểm tra trọng lượng, nếu nó nặng hơn 15% thì bạn không nên sử dụng loại gạch này bởi trọng lượng nặng sẽ tạo áp lực cho công trình và khiến nó sẽ bị sập, đỗ.
Theo Thùy Duyên/Tcxd.vn