Thành phố cổ Liễu Châu nằm ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc có địa hình đặc biệt chia cắt bởi con sông Liễu Giang. Tại đây có bảo tàng đá Suiseki với hai ngọn núi đứng phía sau. Một bên cao và dốc, núi còn lại thì thấp và có địa hình thoải hơn. Để thể hiện sự hài hòa này, Zhanghua Architects đã xây một công trình tương phản trong ngôn ngữ kiến trúc. Phân khúc của tòa nhà được tạo ra bởi bề mặt so le giữa các góc và mặt tiền cong.
Kết cấu công trình gồm những khối đan xen, sự kết hợp giữa ngôn ngữ kiến trúc vừa cong và tuyến tính đã tạo nên một hình khối độc đáo, đội ngũ thiết kế giải thích: “Từ góc độ văn hóa, người Trung Quốc quan niệm sông và núi hài hòa với nhau chứ không phải hai yếu tố đối lập. Đó là ‘âm’ và ‘dương’ tượng trưng cho sự vận hành của tạo hóa. Hai mặt là một thể thống nhất có thể luân chuyển qua lại. Đất là cái nặng, bầu trời là cái thanh. Đó không chỉ là cách hiểu của người xưa về thiên nhiên, mà là một hiện tượng chính chúng ta có thể quan sát được.”
“Ở địa hình đá vôi, bề mặt đá dưới tác động của nước sẽ có nhiều sự thay đổi, tạo thành những đường vân đặc biệt do nước kết tinh lại trên đá. Mặt khác, nhiệt độ cao cũng sẽ làm đá chuyển dần sang dạng lỏng. Đây là sự vận động thể hiện trong ý niệm thiết kế, những thay đổi đó thuộc về sự phân hóa địa hình hoặc cũng có thể nằm trong hình khối kiến trúc.”
handhome.net