28/01/2016

Kỷ nguyên của những tòa nhà chọc trời

Trong thập kỷ này chúng ta có thể chứng kiến sự xuất hiện của những tòa nhà cao hàng cây số đầu tiên trên thế giới. Tới năm 2020, chúng ta có thể mong đợi ít nhất 8 tòa tháp cao hơn 600m được hoàn thành.


Tòa tháp Shanghai cao 632m. (Ảnh: Gensler)

Chỉ 11 năm trước đây, tòa tháp Petronas với độ cao 452m đã được mệnh danh là tòa tháp cao nhất thế giới. Tòa tháp Đài Bắc 101 cao 508m dành danh hiệu này trong năm 2004. sSau đó là tòa tháp Burj Khalifa cao 828m. Tháng giêng năm 2012, tòa tháp Kingdom của Jeddah cao hơn 1.000m đạt danh hiệu này, với mong đợi rằng chỉ trong vòng hai thập kỷ (2000-2020) chiều cao của “tòa nhà cao nhất thế giới” sẽ tăng gấp đôi.

Sự thay đổi lớn mà ngành công nghiệp xây dựng các tòa nhà chọc trời đã chứng kiến trong hai thập kỷ được thể hiện rõ ràng bằng những gạch nối trên nền trời của 20 tòa nhà cao nhất trong các năm 2000, 2010 và 2020.

Không chỉ tăng về chiều cao, các “tòa tháp cao nhất trong năm 2020” cũng chứng tỏ một sự đa dạng trong vị trí dự án. Các dự án xây dựng tòa tháp cao nhất thế giới đang nằm rải rác trên khắp 15 thành phố tại 7 quốc gia. Trung Quốc, với 10 trong số 20 dự án, rõ ràng đang là đất nước theo đuổi các kỷ lục về các tòa tháp chọc trời, tiếp theo là Hàn Quốc với 3 dự án, Saudi Arabia (2 tòa) và UAE (2 tòa). Nếu chúng ta phân tích theo khu vực địa lý lớn hơn thì châu Á (không bao gồm Trung Đông) chiếm 70% các tòa nhà (14 tòa). Trung Đông chiếm tới 25% (5 tòa). Các khu vực khác, đại diện trong nghiên cứu là Bắc Mỹ, Trung tâm Thương mại Thế giới One World Trade New York là tháp duy nhất ở Tây bán cầu được ghi nhận.

Tòa tháp Kingdom dự kiến cao 1.000m. (Ảnh: Adrian Smith + Gordon Gill Architecture)

Ping An Finance Center sẽ trở thành tòa tháp cao nhất Trung Quốc. (Ảnh: Kohn Pedersen Fox)

Tháp Seoul Light cao 640m. (Ảnh: SOM | Giroud Pichot)

Tháp Signature Jakarta cao 638m. (Ảnh: Smallwood Reynolds Stewart)

Thu Giang (Theo Arch Daily)/Báo Xây dựng